Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Một số hình ảnh về Thịnh Long - Hải Hậu 6.2011


Mình mới về quê Thịnh Long, lang thang một mình
cầm máy bắn được vài hình ảnh xin chia sẻ cho vui !

Chùa Linh Ứng đang xây dựng Tháp cao 9 tầng

Đền Long Châu vẫn tĩnh lặng và linh thiêng

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

"Hải Hậu - Những mảnh ghép thời gian"

"Hải Hậu - Những mảnh ghép thời gian" hy vọng các bạn hình dung được những gì đã từng tồn tại trong quá khứ 




Nhà văn hóa huyện Hải Hậu ngày ấy ... và bây giờ.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

TRÒNG TRÀNH


   Tác giả là bác Phạm Ngọc Phước - Thịnh  Long. 

Chùa Linh Ứng - TT Thịnh Long

Chùa Linh Ứng, tọa lạc tại thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu, Nam Định). Nơi đây đang nuôi dưỡng 23 em nhỏ và 8 cụ già.
Cháu Phạm Văn Hoàng 9 tuổi, được bà ngoại đem đến gửi nhà chùa cách đây 4 năm cho biết: "Mẹ cháu đi làm ăn xa, khi mang thai cháu thì bố cháu mất. Các Ni sư ở đây cũng không ai biết nhà bà ngoại cháu ở đâu, vì bà ngoại không tiết lộ. Từ đó đến nay, bà ngoại chỉ đến thăm Hoàng một lần."
Cháu Hùng đang học lớp 7, chào đời khi người mẹ mới bước vào tuổi 17, và không biết bố là ai. Sinh xong, người mẹ đem con về quê gửi nhờ chị gái nuôi hộ, để còn phải đi lấy chồng. Hùng ở với bác được 3 năm thì người bác bị mắc bệnh ung thư, gia cảnh lâm vào khó khăn cùng cực, nên phải đem cháu đến gửi gắm nhà chùa.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Nhà thờ đổ ven biển


Một tháp chuông nhà thờ sót lại nghiêng nghiêng trơ trọi giữa bãi biển xanh mát. Đám trẻ sáng đến câu động vật biển kiếm sống, chiều lại vũng vẫy tắm, nhảy nhót ở nơi từng là ngôi làng nhỏ.



Trước năm 1996, khu vực trên thuộc xã Hải Lý, huyện Hải Hậu (Nam Định) từng là một ngôi làng với nhiều công trình kiến trúc. Sau đó, biển xâm lấn sâu vào đất liền hơn một km khiến ngôi làng biến mất, nhưng một số công trình vẫn còn đó, tất nhiên không được nguyên vẹn.

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

GẠO TÁM XOAN HẢI HẬU NAM ĐỊNH


"Cơm Tám ăn với chả chim. 
Chồng đẹp, vợ đẹp những nhìn mà no". 
Không biết trong dân gian có bao nhiêu câu ca dao tục ngữ nói về sự quý giá, cao sang của hạt gạo Tám xoan - loại gạo kén cả nồi thổi, lẫn thức ăn đi cùng. Chả thế, một thời gạo Tám xoan đã khiến cả dãy phố Hà Nội trở nên nổi tiếng. Khách sang, kén ăn dù ở đâu về cũng tìm đến phố cơm Tám giò chả Hàng Buồm để thưởng thức.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

QUÊ HƯƠNG

Quê hương – Giáp Văn Thạch

Ngày tôi bập bõm biết nói bi bô, ngoại dạy tôi hát bài hát đầu tiên trong đời: Quê hương.
Những câu hát dìu dặt thiết tha đã in sâu vào tâm trí tôi đến tận ngày nay.
“Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người”

Bài hát Quê hương

Xin gửi tặng những ai đang xa quê hương.

Nhạc Sĩ: Giáp Văn Thạch, Lời thơ: Đỗ Trung Quân 

Thịnh Long nguyên sơ và kì thú



Chỉ cách Hà Nội 160 km về phía đông nam, bãi tắm Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được coi là điểm du lịch mới, hấp dẫn đối với du khách vào những kỳ nghỉ ngắn. Sự kỳ thú của bãi biển chính là bãi tắm đẹp nguyên sơ với những hàng thông xanh ngút tầm mắt.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Hải Hậu, vùng biển sáng về văn hoá



Hải Hậu là huyện giàu truyền thống văn hoá của tỉnh Nam Định. Ngay từ buổi đầu lập đất, cư dân lấn biển đã có sự tổ chức hướng dẫn của các doanh điền sứ - những nhà tri thức, nhà kinh tế văn hoá tài năng. Năm 1511, xã Quần Anh là đơn vị hành chính đầu tiên của Hải Hậu có tên trên bản đồ quốc gia, năm 1862 được triều đình phong sắc “Thiện tục khả phong” rồi “Mỹ tục khả phong” cho vùng đất này.
Trong các cuộc kháng chiến, huyện và 9 xã được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang, một xã được tặng Anh hùng lao động và 11 cá nhân là Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong thời kỳ đổi mới, Hải Hậu được phong tặng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương Độc lập hạng ba. Từ năm 1978 đến nay là đơn vị điển hình toàn quốc về văn hoá cấp huyện. Đó là những động lực to lớn để Hải Hậu ngày càng giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh, trở thành một “vùng biển sáng về văn hoá”.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỊNH LONG



Huyện Hải Hậu - Một vùng lúa vàng - biển bạc



Nói đến Hải Hậu là nói đến mảnh đất đầu sóng, ngọn gió, qua gần nửa thiên niên kỷ liên tục quai đê lấn biển, tiếp đó gần một thế kỷ không ngừng đắp đê chống biển lấn. Trong cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt đó, người dân Hải Hậu đã hun đúc tinh thần đoàn kết, lòng quả cảm, tính cần cù, nhẫn nại. Đó là truyền thống quý báu kết tinh từ trí tuệ, mồ hôi và cả xương máu của bao thế hệ người Hải Hậu để khai phá, xây dựng, phát triển và bảo vệ vùng đất lúa vàng - biển bạc.
- Diện tích: 230,2 km2
- Dân số: 281.500 người,
- Đơn vị hành chính: 03 thị trấn và 32 xã
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2004: 7,8%/năm 2001 - 2005: 7.9%
Số liệu năm 2004

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Lịch sử hình thành và phát triển huyện Hải Hậu

Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là biển Đông- Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng. Diện tích 226km2, dân số hiện nay 294.216 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Mảnh đất nhỏ mang dáng dấp những di sản thế giới




(Dân trí) - Những điều thú vị thường đến bất ngờ. Những hình ảnh ngạc nhiên đến khó tin ở giáo xứ Xương Điền thuộc địa phận Bùi Chu là một bất ngờ như thế. Ngỡ ngàng lắm khi bóng dáng của những di sản nổi tiếng thế giới lại hiện hữu tại làng chài nhỏ này.
Trong cái hưng phấn hân hoan của lễ Noel đã cận kề, những ngày nay dân chài giáo xứ Xương Điền thuộc địa phận Bùi Chu tạm gác lại nỗi vất vả lam lũ của công việc chài lưới để hướng tới một Giáng sinh an lành.

Giáo xứ này thuộc xã Hải Lý (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là xứ đạo Công giáo nổi tiếng, nơi có những tuyến đê xung yếu đang vật lộn với sự xâm thực của biển khơi. Rất nhiều thôn xóm phải di chuyển vào sâu trong đất liền, có cả những công trình kiến trúc lớn (nhà thờ) phải xây mới, thay thế cho những nhà thờ đã bị tàn phá bởi sóng biển.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Đảng bộ Thị trấn Thịnh Long lãnh đạo phát triển kinh tế

Là địa phương có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển, dịch vụ và du lịch, thực hiện chủ trương của Đảng: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, những năm qua Đảng bộ Thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) đã tăng cường lãnh đạo, phát huy vai trò của từng tổ chức Đảng và đảng viên trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nói chung, nhiệm vụ phát triển kinh tế nói riêng, khai thác tối đa nội lực của mảnh đất và con người Thịnh Long tích cực, chủ động chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của một đô thị ven biển.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Cô gái kéo xác máy bay Mỹ


Sau khi đoạt giải Quốc tế năm 1970, bức ảnh mang tên“Sự trừng phạt đích đáng” đã nổi tiếng, được nhiều khán giả trong nước và quốc tế sưu tầm. Nhưng người nữ dân quân kéo xác máy bay năm ấy bây giờ như thế nào đã mấy ai tỏ tường?

Bức "Sự trừng phạt đích đáng" lừng danh.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Huyện Hải Hậu khai mạc hội chợ triển lãm sinh vật cảnh năm 2011

Ngày 19/3/2011, tại Trung tâm văn hoá-Thể thao huyện Hải Hậu đã khai mạc Hội chợ triển lãm sinh vật cảnh năm 2011.
Về dự khai mạc có ông Lê Đình-Uỷ viên BCH Hội sinh vật cảnh Việt Nam- Phó Tổng biên tập báo Việt Nam hương sắc, Ông Nguyễn Phùng Hoan- Phó giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, ông Phạm Hồng Cờ - Phó Chủ tịch Hội sinh vật cảnh, Hội cổ vật tỉnh Nam Định; đại biểu Hội sinh vật cảnh 16 tỉnh phía Bắc, Hội sinh vật cảnh, CLB sinh vật cảnh các huyện trong tỉnh và Đoàn Quan họ tỉnh Bắc Ninh.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Bánh chưng bà Thìn.

“Ai qua Yên Định hãy dừng
Hương quê xin nếm bánh chưng bà Thìn”


 
Người Hải Hậu ai mà không nhớ đến bánh chưng bà Thìn như một niềm tự hào. Từ thuở nhỏ tôi đã được nghe tiếng bánh chưng bà Thìn. Có lần, quần đùi, chân đất, mấy đứa rủ nhau quốc bộ hơn chục cây số lên phố huyện, chung tiền mua một cái bánh chưng của bà ăn cho biết. Có đêm mơ được ăn bánh chưng bà Thìn đến đã đời. Lớn lên, đi bộ đội gần chục năm trời, khi khoác ba lô trở về vẫn chẳng quên dừng chân phố huyện mua bánh chưng bà Thìn.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Bánh nhãn Hải Hậu



Bánh có tên là bánh nhãn, không phải được làm từ long nhãn hay có hương thơm của nhãn mà chỉ bởi những chiếc bánh này giống hệt như quả nhãn. Chất liệu làm bánh này chính là một trong những sản phẩm nông sản nổi tiếng của vùng đất nông nghiệp giàu có của tỉnh Nam Định. Đó là thứ bột làm từ loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu từng nổi tiếng trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

4 Dòng họ khởi thủy Hải Hậu

Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là biển Đông- Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng. Diện tích 226km2, dân số hiện nay 294.216 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Lịch sử huyện Hải Hậu

I. TỪ THỜI MỞ ĐẤT ĐẾN THÀNH LẬP HUYỆN HẢI HẬU (1485-1888)
 

1. TỔNG QUẦN PHƯƠNG
Khoảng 1485-1486, Các cụ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập từ Xối Nước xuống bãi bồi Lạch Lác khai khẩn lập đất Phú Cường (nay là Xóm 6 – xã Hải Trung), sau đó mở rộng xuống phía Tây, Nam. Thế kỷ XV, bãi bồi Lạch Lác mở rộng gọi là Cồn Ấp, sông Lạch Lác đổi thành sông Cường Giang. Sau đó, cửu tộc về mở đất cùng lập lên vùng đất mới lấy chữ Phú và Cường để đặt tên.
Tiến hành đắp đê Đông, đê Đồng Mục, đê Hồng Đức để bảo vệ. Cuối thế kỷ XV đổi tên Cồn Ấp thành Ấp Quần Cường.
- Đoạn sông giữa lập 10 Giáp (từ Giáp Nhất đến Giáp Thập), nối hai bờ sông là các cầu Phe Sáu, Phe Ba…
- Xung quanh 10 Giáp lập 4 thôn để cho người sau đến kiến thiết như trong làng: Nam Cường (tên khác là Trung Cường); Bắc Cường; Đông Cường; Tây Cường (tên khác là An Cường). Năm 1511 (thời Lê Tương Dực), Ấp Quần Cường được nâng lên thành xã Quần Anh thuộc Tổng Thấn Lộ - Huyện Tây Chân - Phủ Thiên Trường - Trấn Sơn Nam.Quá trình phân lập các xã mới :

DIÊM DÂN THỊNH LONG