Nói đến Hải Hậu là nói đến mảnh đất đầu sóng, ngọn gió, qua gần nửa thiên niên kỷ liên tục quai đê lấn biển, tiếp đó gần một thế kỷ không ngừng đắp đê chống biển lấn. Trong cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt đó, người dân Hải Hậu đã hun đúc tinh thần đoàn kết, lòng quả cảm, tính cần cù, nhẫn nại. Đó là truyền thống quý báu kết tinh từ trí tuệ, mồ hôi và cả xương máu của bao thế hệ người Hải Hậu để khai phá, xây dựng, phát triển và bảo vệ vùng đất lúa vàng - biển bạc.
- Diện tích: 230,2 km2
- Dân số: 281.500 người,
- Đơn vị hành chính: 03 thị trấn và 32 xã
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2004: 7,8%/năm 2001 - 2005: 7.9%
Số liệu năm 2004
Gần 60 năm kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, nhân dân Hải Hậu đã phát huy và làm phong phú thêm đức tính cần cù, thông minh sáng tạo, tự lực tự cường trong lao động sản xuất và anh dũng trong đấu tranh cách mạng. Truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành sức mạnh to lớn, thúc đẩy quân và dân Hải Hậu vượt qua mọi gian nan, thử thách, phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Đất không phụ lòng người
Hải Hậu là nơi sức mạnh và khí phách con người còn mạnh hơn biển cả. Biển đã phải nhường bước, lùi ra xa, để lại cho con người ruộng lúa mênh mông, đồng muối bát ngát và vườn cây xum xuê, trĩu quả. Hải Hậu là vùng biển bạc, lúa vàng, bởi mảnh đất này được hình thành trên dải đất phù sa phì nhiêu và màu mỡ cuối vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Khai thác những tiềm năng thế mạnh sẵn có, với đức tính cần cù và óc sáng tạo của người dân, Hải Hậu là địa phương sớm thực hiện quy hoạch đồng ruộng và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nông. Nhạy cảm với cung cách làm ăn mới, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, được sự quan tâm của tỉnh, các bộ, ngành và sự chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, nhân dân Hải Hậu đã tạo nên những mùa vàng bội thu.
Là huyện nông nghiệp, năng suất lúa của huyện Hải Hậu đã vượt qua các ngưỡng 126,6 tạ/ha (năm 2001), 132,9 tạ/ha (năm 2004) và đang từng bước chuyển sang sản xuất lúa hàng hoá, năng suất bình quân đạt 129 tạ/ha, vượt 1,57% so với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2001- 2005. Tiêu biểu là Hợp tác xã Hải Xuân 143,58 tạ/ha, Hợp tác xã Hải Tân 134,58 tạ/ha. Sản lượng thóc bình quân đạt 141.983 tấn/năm, vượt 5,2% so mục tiêu kế hoạch, trong đó có 9% sản lượng là thóc đặc sản Tám Xoan, nếp Bắc. Mỗi năm, Hải Hậu xuất khẩu gần 7 vạn tấn lúa. Trong đó, lúa Tám Xoan và lúa nếp đã gây dựng được thương hiệu có uy tín trên các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và nhiều nơi khác. Cùng với cây lúa, các cây màu như ngô, khoai và cây màu lương thực đều cho năng suất khá cao. Đây là điều kiện tốt để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thành thế mạnh của huyện. Hàng năm, Hải Hậu xuất chuồng 7.224 tấn thịt lợn hơi, tăng 13,7%/năm trong giai đoạn 1998 - 2003. Kinh tế hộ gia đình đã chiếm 60 - 70% thu nhập của hộ dân. Đến năm 2004, toàn huyện có 70 trang trại chăn nuôi với quy mô trên 10 lợn nái ngoại và hàng trăm lợn thịt.
Là huyện có bờ biển dài 32 km, Hải Hậu là một trong những ngư trường lớn, thu hút tàu thuyền trong nước và cả nước ngoài đến khai thác hải sản. Thực hiện đề án "Đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản" của Uỷ ban nhân dân tỉnh, khai thác thế mạnh kinh tế biển thực sự là hướng đi chiến lược trong công cuộc làm giàu huyện biển này. Tính đến cuối năm 2004, Hải Hậu có đội tàu đánh bắt xa bờ gồm 36 chiếc, công suất 220 - 465CV, là đội tàu lớn nhất trong các huyện ven biển phía Bắc, cùng hệ thống tàu, thuyền quy mô nhỏ, phương tiện thủ công đã và đang bám biển, vươn khơi vào lộng, tạo ra sản lượng đánh bắt trên 12 nghìn tấn cá/năm.
Phương hướng tăng cường đầu tư, từng bước hiện đại hoá, đóng tàu có công suất lớn để đánh bắt dài ngày trên biển mở ra triển vọng đưa khai thác hải sản cùng với cây lúa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Hậu. Đồng thời, 500 ha ruộng muối, cho phép khai thác 45 nghìn tấn muối/năm, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn.
Ngoài ra, Hải Hậu còn có 670 ha mặt nước lợ và 1.200 ha ao hồ đầm nước ngọt. Trong đó, 300 ha đã được đưa vào sử dụng nuôi tôm, cua, trồng rau câu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả thu được trong những vụ thu hoạch gần đây cho thấy, đây là môi trường nuôi trồng thuỷ sản lý tưởng, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Trên cơ sở thành công này, huyện đã thành lập trung tâm nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ làm chức năng khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, đảm bảo cung cấp con giống cho người sản xuất. Việc sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi trồng hải, thuỷ sản tại chỗ bước đầu thu được hiệu quả và đang được nhân rộng.
Bên cạnh đó, Hải Hậu còn có tiềm năng phát triển du lịch. Trong vài năm gần đây, bãi biển Thịnh Long, với cát mịn, thoải dài hàng cây số, nước sạch chưa bị ô nhiễm ngày càng được nhiều người biết đến. Lượng du khách đến với Thịnh Long năm 2004 tăng gấp 2 lần con số 70 nghìn du khách trong năm 2001. Trong năm 2004, huyện Hải Hậu đã lập dự án khả thi quy hoạch chi tiết khu du lịch Thịnh Long với diện tích 300 ha và tổng vốn đầu tư 1.376 tỷ đồng. Đồng thời, bên bờ sông Ninh Cơ, cạnh cụm công nghiệp rộng 15 ha đang mời gọi các nhà đầu tư, huyện Hải Hậu hiện có kế hoạch đưa cảng thương mại vào hoạt động.
Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng
Trong những năm qua, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Hải Hậu đã tập trung xây dựng những công trình trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội - văn hoá và nâng cao đời sống cho người dân. Đến cuối năm 2004, 99% đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã được nhựa hoá, bê tông hoá; 99% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, trạm xá được xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, gần 100% số dân được dùng nước sạch,...
Giáo dục, đào tạo ngày càng được xã hội hoá sâu rộng. Tất cả các thị xã, thị trấn đều có trường học cao tầng, nhiều xã có 3 - 4 trường. Chất lượng giáo dục toàn diện được củng cố vững chắc cả về giáo dục, trí dục, đức dục, giáo dục quốc phòng và pháp luật. Đặc biệt, số học sinh ở cả ba cấp đạt kết quả cao qua các kỳ thi học sinh giỏi tăng đều qua các năm, đạt thứ hạng 2, 3 toàn tỉnh. Đến năm 2002, 100% xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2004, toàn huyện có 6 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2001 - 2010.
Đặc biệt, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Hậu đã phát huy hiệu quả thành tựu của 26 năm là điển hình văn hoá huyện. Nổi bật nhất là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Năm 2004, qua kiểm tra, ban chỉ đạo nếp sống văn hoá của huyện đã công nhận 96 xóm, tổ dân phố, 18 cơ quan, 70 trường học, 24 trạm y tế đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa, nâng tổng số đơn vị đạt danh hiệu nếp sống văn hóa trong toàn huyện lên 208 đơn vị. Số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá là 46,2 nghìn hộ, chiếm 62,5% dân số trong huyện. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai sâu rộng trên địa bàn. Nhờ đó, năm 2004, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,96% (giảm 0,23% so với năm 2000). Nhiều khu xóm không có người sinh con thứ 3. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 24,5%.
Từ truyền thống hào hùng và những kết quả bước đầu khả quan, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hải Hậu tin tưởng vào tương lai tươi sáng của quê hương, đất nước. Sức mạnh của truyền thống như ngọn lửa thiêng tiếp sức, thôi thúc người dân Hải Hậu lao động cần cù và không ngừng sáng tạo để đưa Hải Hậu sớm trở thành huyện giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, tiên tiến về văn hoá, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới của đất nước.
Tên gọi Hải Hậu có từ bao giờ?
500 năm về trước, lúc ấy, vùng đất này còn rất hoang vu, chỉ có một số cồn cát nổi lên rải rác. Rồi một ngày bốn dòng họ: Trần - Vũ - Hoàng - Phạm quần tụ về đây và tập hợp dân các nơi khác "chung sức, đồng lòng" khai khẩn đất đai. Đó là những người đầu tiên và đầy khí phách, cùng nhau xẻ đất, đắp đê, khơi sông, quyết tâm cải tạo đất đai, xây dựng thành xóm làng trù mật, đồng ruộng phì nhiêu như ngày nay.
Ruộng đất ngày càng được mở mang. Dân cư ngày càng đông đúc. Xã Quần Anh ra đời trên cơ sở thống nhất những giáp mới, thôn mới. Nhân dân Quần Anh sau khi thành lập xã, lại tiếp tục quai đê lấn biển, mở rộng đất đai. Với 10 km mở rộng ra biển, xã Quần Anh ngày một đông thêm, rộng thêm. "Đất lành chim đậu", nhân dân từ nơi khác tiếp tục kéo đến. Nhiều thôn tách ra khỏi xã cũ để trở thành những xã mới. Năm 1888, huyện Hải Hậu chính thức được thành lập. Vào tuổi 117, Hải Hậu không những có bước phát triển mạnh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - xã hội mà còn trở thành một trong những huyện giàu mạnh phía đông nam tỉnh Nam Định, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng.
Với những thành tích đạt được trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong thời kỳ đổi mới, huyện Hải Hậu được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ, cứu nước và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, 03 xã và thị trấn được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và một xã được phong Anh hùng Lao động trong thời kỳ chống Mỹ.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
1) Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2003 - 2005 đạt 8,1%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9,5%/năm; bình quân cả thời kỳ 2003 - 2010 là 8,5%/năm. Thu nhập bình quân năm 2010 đạt khoảng 7 triệu đồng/người (theo giá hiện hành).
- Đẩy mạnh quan hệ thương mại, đưa tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn huyện năm 2010 khoảng 10 triệu USD.
2) Văn hóa - xã hội
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1% vào năm 2005 và khoảng 0,8% vào năm 2010.
- Phấn đấu đến năm 2010, mật độ sử dụng điện thoại 8 máy/100 dân.
- Phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 3.100 - 3.200 lượt lao động/năm.
- Đến năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ nghèo xuống dưới 7%, đến năm 2010 xuống dưới 5%; tăng tỷ lệ hộ giàu, cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại cho nhân dân.
- Nâng cao chất lượng phục vụ y tế, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống mức 20% năm 2005 và dưới 15% năm 2010.
- Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 20 - 25% vào năm 2005 và 30 - 40% năm 2010.
- Đến năm 2010, 80% số gia đình, 60% số làng xóm, khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu đến năm 2010 (tháng 12-2003)
- Diện tích: 230,2 km2
- Dân số: 281.500 người,
- Đơn vị hành chính: 03 thị trấn và 32 xã
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2004: 7,8%/năm 2001 - 2005: 7.9%
Số liệu năm 2004
Gần 60 năm kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, nhân dân Hải Hậu đã phát huy và làm phong phú thêm đức tính cần cù, thông minh sáng tạo, tự lực tự cường trong lao động sản xuất và anh dũng trong đấu tranh cách mạng. Truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành sức mạnh to lớn, thúc đẩy quân và dân Hải Hậu vượt qua mọi gian nan, thử thách, phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Đất không phụ lòng người
Hải Hậu là nơi sức mạnh và khí phách con người còn mạnh hơn biển cả. Biển đã phải nhường bước, lùi ra xa, để lại cho con người ruộng lúa mênh mông, đồng muối bát ngát và vườn cây xum xuê, trĩu quả. Hải Hậu là vùng biển bạc, lúa vàng, bởi mảnh đất này được hình thành trên dải đất phù sa phì nhiêu và màu mỡ cuối vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Khai thác những tiềm năng thế mạnh sẵn có, với đức tính cần cù và óc sáng tạo của người dân, Hải Hậu là địa phương sớm thực hiện quy hoạch đồng ruộng và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nông. Nhạy cảm với cung cách làm ăn mới, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, được sự quan tâm của tỉnh, các bộ, ngành và sự chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, nhân dân Hải Hậu đã tạo nên những mùa vàng bội thu.
Là huyện nông nghiệp, năng suất lúa của huyện Hải Hậu đã vượt qua các ngưỡng 126,6 tạ/ha (năm 2001), 132,9 tạ/ha (năm 2004) và đang từng bước chuyển sang sản xuất lúa hàng hoá, năng suất bình quân đạt 129 tạ/ha, vượt 1,57% so với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2001- 2005. Tiêu biểu là Hợp tác xã Hải Xuân 143,58 tạ/ha, Hợp tác xã Hải Tân 134,58 tạ/ha. Sản lượng thóc bình quân đạt 141.983 tấn/năm, vượt 5,2% so mục tiêu kế hoạch, trong đó có 9% sản lượng là thóc đặc sản Tám Xoan, nếp Bắc. Mỗi năm, Hải Hậu xuất khẩu gần 7 vạn tấn lúa. Trong đó, lúa Tám Xoan và lúa nếp đã gây dựng được thương hiệu có uy tín trên các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và nhiều nơi khác. Cùng với cây lúa, các cây màu như ngô, khoai và cây màu lương thực đều cho năng suất khá cao. Đây là điều kiện tốt để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thành thế mạnh của huyện. Hàng năm, Hải Hậu xuất chuồng 7.224 tấn thịt lợn hơi, tăng 13,7%/năm trong giai đoạn 1998 - 2003. Kinh tế hộ gia đình đã chiếm 60 - 70% thu nhập của hộ dân. Đến năm 2004, toàn huyện có 70 trang trại chăn nuôi với quy mô trên 10 lợn nái ngoại và hàng trăm lợn thịt.
Là huyện có bờ biển dài 32 km, Hải Hậu là một trong những ngư trường lớn, thu hút tàu thuyền trong nước và cả nước ngoài đến khai thác hải sản. Thực hiện đề án "Đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản" của Uỷ ban nhân dân tỉnh, khai thác thế mạnh kinh tế biển thực sự là hướng đi chiến lược trong công cuộc làm giàu huyện biển này. Tính đến cuối năm 2004, Hải Hậu có đội tàu đánh bắt xa bờ gồm 36 chiếc, công suất 220 - 465CV, là đội tàu lớn nhất trong các huyện ven biển phía Bắc, cùng hệ thống tàu, thuyền quy mô nhỏ, phương tiện thủ công đã và đang bám biển, vươn khơi vào lộng, tạo ra sản lượng đánh bắt trên 12 nghìn tấn cá/năm.
Phương hướng tăng cường đầu tư, từng bước hiện đại hoá, đóng tàu có công suất lớn để đánh bắt dài ngày trên biển mở ra triển vọng đưa khai thác hải sản cùng với cây lúa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Hậu. Đồng thời, 500 ha ruộng muối, cho phép khai thác 45 nghìn tấn muối/năm, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn.
Ngoài ra, Hải Hậu còn có 670 ha mặt nước lợ và 1.200 ha ao hồ đầm nước ngọt. Trong đó, 300 ha đã được đưa vào sử dụng nuôi tôm, cua, trồng rau câu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả thu được trong những vụ thu hoạch gần đây cho thấy, đây là môi trường nuôi trồng thuỷ sản lý tưởng, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Trên cơ sở thành công này, huyện đã thành lập trung tâm nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ làm chức năng khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, đảm bảo cung cấp con giống cho người sản xuất. Việc sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi trồng hải, thuỷ sản tại chỗ bước đầu thu được hiệu quả và đang được nhân rộng.
Bên cạnh đó, Hải Hậu còn có tiềm năng phát triển du lịch. Trong vài năm gần đây, bãi biển Thịnh Long, với cát mịn, thoải dài hàng cây số, nước sạch chưa bị ô nhiễm ngày càng được nhiều người biết đến. Lượng du khách đến với Thịnh Long năm 2004 tăng gấp 2 lần con số 70 nghìn du khách trong năm 2001. Trong năm 2004, huyện Hải Hậu đã lập dự án khả thi quy hoạch chi tiết khu du lịch Thịnh Long với diện tích 300 ha và tổng vốn đầu tư 1.376 tỷ đồng. Đồng thời, bên bờ sông Ninh Cơ, cạnh cụm công nghiệp rộng 15 ha đang mời gọi các nhà đầu tư, huyện Hải Hậu hiện có kế hoạch đưa cảng thương mại vào hoạt động.
Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng
Trong những năm qua, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Hải Hậu đã tập trung xây dựng những công trình trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội - văn hoá và nâng cao đời sống cho người dân. Đến cuối năm 2004, 99% đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã được nhựa hoá, bê tông hoá; 99% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, trạm xá được xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, gần 100% số dân được dùng nước sạch,...
Giáo dục, đào tạo ngày càng được xã hội hoá sâu rộng. Tất cả các thị xã, thị trấn đều có trường học cao tầng, nhiều xã có 3 - 4 trường. Chất lượng giáo dục toàn diện được củng cố vững chắc cả về giáo dục, trí dục, đức dục, giáo dục quốc phòng và pháp luật. Đặc biệt, số học sinh ở cả ba cấp đạt kết quả cao qua các kỳ thi học sinh giỏi tăng đều qua các năm, đạt thứ hạng 2, 3 toàn tỉnh. Đến năm 2002, 100% xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2004, toàn huyện có 6 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2001 - 2010.
Đặc biệt, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Hậu đã phát huy hiệu quả thành tựu của 26 năm là điển hình văn hoá huyện. Nổi bật nhất là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Năm 2004, qua kiểm tra, ban chỉ đạo nếp sống văn hoá của huyện đã công nhận 96 xóm, tổ dân phố, 18 cơ quan, 70 trường học, 24 trạm y tế đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa, nâng tổng số đơn vị đạt danh hiệu nếp sống văn hóa trong toàn huyện lên 208 đơn vị. Số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá là 46,2 nghìn hộ, chiếm 62,5% dân số trong huyện. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai sâu rộng trên địa bàn. Nhờ đó, năm 2004, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,96% (giảm 0,23% so với năm 2000). Nhiều khu xóm không có người sinh con thứ 3. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 24,5%.
Từ truyền thống hào hùng và những kết quả bước đầu khả quan, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hải Hậu tin tưởng vào tương lai tươi sáng của quê hương, đất nước. Sức mạnh của truyền thống như ngọn lửa thiêng tiếp sức, thôi thúc người dân Hải Hậu lao động cần cù và không ngừng sáng tạo để đưa Hải Hậu sớm trở thành huyện giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, tiên tiến về văn hoá, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới của đất nước.
Tên gọi Hải Hậu có từ bao giờ?
500 năm về trước, lúc ấy, vùng đất này còn rất hoang vu, chỉ có một số cồn cát nổi lên rải rác. Rồi một ngày bốn dòng họ: Trần - Vũ - Hoàng - Phạm quần tụ về đây và tập hợp dân các nơi khác "chung sức, đồng lòng" khai khẩn đất đai. Đó là những người đầu tiên và đầy khí phách, cùng nhau xẻ đất, đắp đê, khơi sông, quyết tâm cải tạo đất đai, xây dựng thành xóm làng trù mật, đồng ruộng phì nhiêu như ngày nay.
Ruộng đất ngày càng được mở mang. Dân cư ngày càng đông đúc. Xã Quần Anh ra đời trên cơ sở thống nhất những giáp mới, thôn mới. Nhân dân Quần Anh sau khi thành lập xã, lại tiếp tục quai đê lấn biển, mở rộng đất đai. Với 10 km mở rộng ra biển, xã Quần Anh ngày một đông thêm, rộng thêm. "Đất lành chim đậu", nhân dân từ nơi khác tiếp tục kéo đến. Nhiều thôn tách ra khỏi xã cũ để trở thành những xã mới. Năm 1888, huyện Hải Hậu chính thức được thành lập. Vào tuổi 117, Hải Hậu không những có bước phát triển mạnh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - xã hội mà còn trở thành một trong những huyện giàu mạnh phía đông nam tỉnh Nam Định, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng.
Với những thành tích đạt được trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong thời kỳ đổi mới, huyện Hải Hậu được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ, cứu nước và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, 03 xã và thị trấn được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và một xã được phong Anh hùng Lao động trong thời kỳ chống Mỹ.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
1) Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2003 - 2005 đạt 8,1%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9,5%/năm; bình quân cả thời kỳ 2003 - 2010 là 8,5%/năm. Thu nhập bình quân năm 2010 đạt khoảng 7 triệu đồng/người (theo giá hiện hành).
- Đẩy mạnh quan hệ thương mại, đưa tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn huyện năm 2010 khoảng 10 triệu USD.
2) Văn hóa - xã hội
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1% vào năm 2005 và khoảng 0,8% vào năm 2010.
- Phấn đấu đến năm 2010, mật độ sử dụng điện thoại 8 máy/100 dân.
- Phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 3.100 - 3.200 lượt lao động/năm.
- Đến năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ nghèo xuống dưới 7%, đến năm 2010 xuống dưới 5%; tăng tỷ lệ hộ giàu, cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại cho nhân dân.
- Nâng cao chất lượng phục vụ y tế, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống mức 20% năm 2005 và dưới 15% năm 2010.
- Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 20 - 25% vào năm 2005 và 30 - 40% năm 2010.
- Đến năm 2010, 80% số gia đình, 60% số làng xóm, khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu đến năm 2010 (tháng 12-2003)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* Bạn không có tài khoản Google vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là [Tên/URL]. Với [Tên/URL] bạn chỉ cần viết tên mình trong ô (Tên) và bỏ trống ô (URL) -> xong nhấn vào [Tiếp tục] -> nhấn [Đăng nhận xét] là OK.
Cám ơn bạn!