Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

QUÊ HƯƠNG

Quê hương – Giáp Văn Thạch

Ngày tôi bập bõm biết nói bi bô, ngoại dạy tôi hát bài hát đầu tiên trong đời: Quê hương.
Những câu hát dìu dặt thiết tha đã in sâu vào tâm trí tôi đến tận ngày nay.
“Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người”

Bài hát Quê hương

Xin gửi tặng những ai đang xa quê hương.

Nhạc Sĩ: Giáp Văn Thạch, Lời thơ: Đỗ Trung Quân 

Thịnh Long nguyên sơ và kì thú



Chỉ cách Hà Nội 160 km về phía đông nam, bãi tắm Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được coi là điểm du lịch mới, hấp dẫn đối với du khách vào những kỳ nghỉ ngắn. Sự kỳ thú của bãi biển chính là bãi tắm đẹp nguyên sơ với những hàng thông xanh ngút tầm mắt.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Hải Hậu, vùng biển sáng về văn hoá



Hải Hậu là huyện giàu truyền thống văn hoá của tỉnh Nam Định. Ngay từ buổi đầu lập đất, cư dân lấn biển đã có sự tổ chức hướng dẫn của các doanh điền sứ - những nhà tri thức, nhà kinh tế văn hoá tài năng. Năm 1511, xã Quần Anh là đơn vị hành chính đầu tiên của Hải Hậu có tên trên bản đồ quốc gia, năm 1862 được triều đình phong sắc “Thiện tục khả phong” rồi “Mỹ tục khả phong” cho vùng đất này.
Trong các cuộc kháng chiến, huyện và 9 xã được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang, một xã được tặng Anh hùng lao động và 11 cá nhân là Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong thời kỳ đổi mới, Hải Hậu được phong tặng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương Độc lập hạng ba. Từ năm 1978 đến nay là đơn vị điển hình toàn quốc về văn hoá cấp huyện. Đó là những động lực to lớn để Hải Hậu ngày càng giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh, trở thành một “vùng biển sáng về văn hoá”.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỊNH LONG



Huyện Hải Hậu - Một vùng lúa vàng - biển bạc



Nói đến Hải Hậu là nói đến mảnh đất đầu sóng, ngọn gió, qua gần nửa thiên niên kỷ liên tục quai đê lấn biển, tiếp đó gần một thế kỷ không ngừng đắp đê chống biển lấn. Trong cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt đó, người dân Hải Hậu đã hun đúc tinh thần đoàn kết, lòng quả cảm, tính cần cù, nhẫn nại. Đó là truyền thống quý báu kết tinh từ trí tuệ, mồ hôi và cả xương máu của bao thế hệ người Hải Hậu để khai phá, xây dựng, phát triển và bảo vệ vùng đất lúa vàng - biển bạc.
- Diện tích: 230,2 km2
- Dân số: 281.500 người,
- Đơn vị hành chính: 03 thị trấn và 32 xã
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2004: 7,8%/năm 2001 - 2005: 7.9%
Số liệu năm 2004

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Lịch sử hình thành và phát triển huyện Hải Hậu

Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là biển Đông- Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng. Diện tích 226km2, dân số hiện nay 294.216 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Mảnh đất nhỏ mang dáng dấp những di sản thế giới




(Dân trí) - Những điều thú vị thường đến bất ngờ. Những hình ảnh ngạc nhiên đến khó tin ở giáo xứ Xương Điền thuộc địa phận Bùi Chu là một bất ngờ như thế. Ngỡ ngàng lắm khi bóng dáng của những di sản nổi tiếng thế giới lại hiện hữu tại làng chài nhỏ này.
Trong cái hưng phấn hân hoan của lễ Noel đã cận kề, những ngày nay dân chài giáo xứ Xương Điền thuộc địa phận Bùi Chu tạm gác lại nỗi vất vả lam lũ của công việc chài lưới để hướng tới một Giáng sinh an lành.

Giáo xứ này thuộc xã Hải Lý (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là xứ đạo Công giáo nổi tiếng, nơi có những tuyến đê xung yếu đang vật lộn với sự xâm thực của biển khơi. Rất nhiều thôn xóm phải di chuyển vào sâu trong đất liền, có cả những công trình kiến trúc lớn (nhà thờ) phải xây mới, thay thế cho những nhà thờ đã bị tàn phá bởi sóng biển.