Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Lịch sử huyện Hải Hậu

I. TỪ THỜI MỞ ĐẤT ĐẾN THÀNH LẬP HUYỆN HẢI HẬU (1485-1888)
 

1. TỔNG QUẦN PHƯƠNG
Khoảng 1485-1486, Các cụ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập từ Xối Nước xuống bãi bồi Lạch Lác khai khẩn lập đất Phú Cường (nay là Xóm 6 – xã Hải Trung), sau đó mở rộng xuống phía Tây, Nam. Thế kỷ XV, bãi bồi Lạch Lác mở rộng gọi là Cồn Ấp, sông Lạch Lác đổi thành sông Cường Giang. Sau đó, cửu tộc về mở đất cùng lập lên vùng đất mới lấy chữ Phú và Cường để đặt tên.
Tiến hành đắp đê Đông, đê Đồng Mục, đê Hồng Đức để bảo vệ. Cuối thế kỷ XV đổi tên Cồn Ấp thành Ấp Quần Cường.
- Đoạn sông giữa lập 10 Giáp (từ Giáp Nhất đến Giáp Thập), nối hai bờ sông là các cầu Phe Sáu, Phe Ba…
- Xung quanh 10 Giáp lập 4 thôn để cho người sau đến kiến thiết như trong làng: Nam Cường (tên khác là Trung Cường); Bắc Cường; Đông Cường; Tây Cường (tên khác là An Cường). Năm 1511 (thời Lê Tương Dực), Ấp Quần Cường được nâng lên thành xã Quần Anh thuộc Tổng Thấn Lộ - Huyện Tây Chân - Phủ Thiên Trường - Trấn Sơn Nam.Quá trình phân lập các xã mới :
- Quá trình khẩn hoang lập xã Phương Đê.
+ Ở vùng Tây Bắc Quần Anh các cụ Mai Cư Sỹ (từ Quần Mông), Phạm Huyên Chân (là cháu 5 đời của Đào Sư Tích lánh nạn diệt tộc ở Cổ Lễ), Phạm Huệ Tài (ở Cổ Lễ), Nguyễn Chính Trực (ở Tống Sơn – Thanh Hoá) họp ở Cầu Gai năm 1516 để xuống Nam Cường Giang lập ấp mới.
+ Cụ Mai Cư Sỹ xuống bãi bồi Tây Quần Cường trồng bãi tre định vị (trúc mô định vị), Cụ Huyền Chân đắp viễn mô kiến ấp. Sau đó từ Cầu Gai các cụ chuyển xuống Kiến Sở (Bắc sông Cường Giang) để tiện khai khẩn. Từ đó, dân các họ Nguyễn, Trần, Đỗ, Nguyễn, Trần, Đào, Bùi, Vũ xuống khai khẩn.
+ Về sau các cụ lấy ngòi Rảo làm trục đất di cư từ Kiến Sở sang. Thời Lê Trung Tông (1548-1556) lập Ấp Kim Đê. Đến thời Lê Vĩnh Tộ (1619-1629) thăng thành xã Kim Đê.
- Quá trình phân lập tứ thôn của xã Quần Anh : Nối tiếp tứ tính, Cửu tộc, 16 dòng họ Ninh- Bùi-Phạm-Nguyễn-Đào-Lương-Vương-Kim-Nguyễn-Ông-Phạm-Lưu-Trấn-Phạm-Vi-Đặng (kế chí liệt tổ) và các dòng họ sau đó gọi là hậu trí liệt tổ về sinh sống.
+ Thôn Bắc Cường do dân chài bắc sông Cường Giang đánh cá, trồng cói lập nên sau phân chia ra: Đất Đầm Cát (gồm Thôn Phạm Rỵ (Xã Trung Hoà); Thôn Hùng Mỹ (năm 1884 được thăng thành xã); thôn An Ninh); Thôn Phạm Pháo (xã Trung Hoà); Xã Cát Thượng (từ 1719-1729) thuộc Cát Chử; Cát Chử, Trại Đáy (sau thuộc Quần Anh Thượng) chỉ còn Phú Cường thuộc Quần Anh.
+ Thôn Tây Cường: năm 1723, nhân dân xin biệt xã do đi lại khó khăn do Bắc Cường bị thu hẹp, sau được chấp nhận lập thành xã Ninh Cường, Sông Cường Giang đổi tên thành sông Ninh Cơ.
+ Thôn Nam Cường: thế kỷ XVIII dân chúng về sinh sống nhiều nên chia ra thành thôn Nam Biên (Phía Đông), thôn Nam Cường (Phía Tây).
+ Thôn Đông Cường: cùng thời với việc tách thôn Nam Cường cũng tách ra thành 3 thôn: Đông Cường, Đông Biên, Bắc Biên.
- Ngày 20/11/1803 các thôn Đông Cường, Đông Biên, Bắc Biên do cụ Nguyễn Vũ Cảnh, Nguyễn Duy Thì, Nguyễn Đình Huyên có sự hậu thuẫn của linh mục xứ làm đơn xin triều đình chia xã. Ngày 22/3/Giáp Tý (1804) tiến hành khám đạc và chia xã. Ngày 15/4/1804 đại diện 3 xã ký giấy thoả thuận thi hành. Theo đó, xã Quần Anh được chia làm 3 xã:
+ Xã Quần Anh Thượng (gồm từ Giáp Lục đến Giáp Thập và thôn Trung Cường).
+ Xã Quần Anh Trung (gồm từ Giáp Nhất đến Giáp Ngũ và thôn Nam Biên).
+ Xã Quần Anh Hạ (gồm 3 thôn Đông Cường, Đông Biên, Bắc Biên).Đồng thời xã Ninh Cường chia ra 4 phường, trại, lý, xã gồm: Phường Lác Môn, Lác Môn Trại, Tân Lác Lý, xã Ninh Cường.Năm 1822, các xã trên thuộc Trấn Nam Định. Năm 1827, tách khỏi Tổng Kim Giả để thành lập Tổng Quần Anh thuộc huyện Nam Chân. Từ 1833 thuộc huyện Nam Chân. Tổng Quần Anh gồm: Xã Quần Anh Thượng, Xã Quần Anh Trung, Xã Quần Anh Hạ, Xã Kim Đê; Phường Lác Môn, Lác Môn Trại, Tân Lác Lý, xã Ninh Cường.
- Thành lập Phú Lễ Ấp và 2 lý Lục Phương, Quỳnh Phương:
+ Năm 1824, cụ Nguyễn Gia Huệ (ở Giáp Thập, xã Quần Anh Thượng)chuyển về Ngũ Trùng làm nghề đơm đó cùng Lâm Tuấn Đức (người Trung Hoa) lập đất Kim Anh Lý.
+ Năm 1880, ở Nam Phú Văn Lý, các cụ Trần Tư (ở Quần Anh Thượng), Phùng Bá Tỉnh, Quán Yên Ruyên (từ Mỹ Lộc), Nguyễn Thiệu Mô, Quán Trà Lũ (từ Xuân Trường) cùng người trong thôn đắp đê Trùng Nhất xung quanh, bên trong lập nên Phú Lễ Ấp.
+ Thành lập Lý Lục Anh.Năm 1862 do kỹ huý miếu hiệu Nguyễn Kim, Lý Kim Anh đổi thành Lỹ Quỳnh Anh, xã Kim Đê thành xã Phương Đê. Năm 1887, do kỵ huý Tự Đức các xã Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ đổi thành các xã Quần Phương Thượng, Quần Phương Trung, Quần Phương Hạ, Lý Lục Anh thành Lý Lục Phương, Lý Quỳnh Anh thành Lý Quỳnh Phương. Tổng Quần Anh thành tổng Quần Phương.Ngày 27/12/1888, kinh lược Bắc Kỳ quyết định thành lập Huyện Hải Hậu tách khỏi Huyện Chân Ninh. Tổng Quần Phương thuộc Huyện Hải Hậu gồm 7 xã, lý, ấp: xã Quần Phương Thượng, xã Quần Phương Trung, xã Quần Phương Hạ, xã Phương Đê, 2 lý: Lục Phương, Quỳnh Phương và Phú Lễ Ấp. Đồng thời tách Phường Lác Môn, Lác Môn Trại, Tân Lác Lý, xã Ninh Cường ra lập Tổng Ninh Cường thuộc Huyện Chân Ninh.
(Về vùng đất tách khỏi Tổng Quần Phương - Huyện Hải Hậu khác:- Đầu thế kỷ XX, các xã Cát Chử, Trung Hoà, Hùng Mỹ, An Ninh thuộc Tổng Ngọc Giả Hạ- Huyện Trực Ninh.- Năm 1948, Xã Cát Thượng, thôn Phạm Rỵ, Cát Trung, Cát Hạ, Tuân Chử thuộc xã Minh Đức (Năm 1952 đổi tên thành Trực Đại); xã Hùng Mỹ, xã An Ninh, Phú An, Hương Cát (ở Bắc sông Ninh Cơ) thuộc xã Hợp Thịnh. Cả 2 xã này đều thuộc Huyện Trực Ninh.
- Năm 1956, các thôn, xã Phạm Rỵ, Hùng Mỹ, An Ninh, Nam Long sáp nhập vào xã Hải Thành. Thôn Cát Thượng phần lớn sáp nhập vào xã Hải Anh, xóm 46 sáp nhập vào xã Hải Bình).

2. TỔNG KIÊN TRUNG
- Thành lập xã Kiên Trung:
+ Tiếp giáp khu vực Quần Mông nơi có sông Rộc và sông Ninh Cơ chảy qua ở Kiên Lao, có hai cha con trở đò tên Thưởng và Tứ và một số dân làng qua sông khẩn hoang lập nên Trại Đò (nay là Xóm- 1 xã Hải Vân).
+ Sau đó, các họ Ngô-Đặng-Bùi-Lễ-Đỗ và mở đất lập nên ấp Kiên Trung thuộc xã Kiên Lao.
+ Sau đó, mở đất đến ngang Trà Hải Trung gặp người Quần Mông ép sang phía Đông gây nên tranh chấp ở vùng Vân Đồn, 2 bên lập nên 3 mộ 9 miếng rồi người Kiên Trung mở đất xuống phía Nam và Tây đến giáp Quần Anh (nay là xã Hải Bắc) đến chân sóng (nay là xã Hải Quang).
+ Năm 1818 tách khỏi Kiên Lao lập nên xã Kiên Trung gồm 4 Giáp (Trung Thành, Thái Hoà, Hưng Nghĩa, Hưng Lễ).
- Thành lập các xã Hội Khê, Hội Nam, Trà Trung, Trà Hạ:
+ Phía Đông ấp Trại Đò tới cánh đồng Chóp Chài-đê Hồng Đức giáp sông Sò, cùng thời, người Hội Khê, Trà Thượng cùng một số dân đánh cá ở Thạch Cầu (Nga Sơn-Thanh Hoá) thuộc họ Lê-Phạm-Nguyễn-Trần-Mai thu bắt hải sản, đánh cá khai khẩn lập đất Trại Đăng. Sau đó mở rộng : lập 2 giáp Hội Khê Ngoại, Hội Khê Nam (thuộc xã Hội Khê Bắc); 2 giáp Trà Hải Trung (gồm thôn Trung Nghiêm và Trung Nhưng) và Trà Hải Hạ (gồm 2 thôn Phú Thọ và Xuân Hoà) (thuộc xã Trà Hải). Trong đó, Trà Hải Trung và Trà Hải Hạ hình thành từ khoảng 1675-1705 do cụ Trần Đức Tâm (từ Cát Chử) và các họ Mai (từ Trà Thượng), Hoàng (từ Cẩm Hà), Nguyễn (từ Xuân Thượng) lập nên.
+ Cụ Lê Đình Mai làm trong phủ chúa tâu với Đặng Thị Huệ xin chúa Trịnh Sâm (1767-1782) được chấp nhận để lập xã Hội Khê Ngoại và xã Hội Khê Nam.
+ Năm 1885, xã Trà Thượng phân thành 2 xã : Trà Hải Trung, Trà Hải Hạ (Đến năm 1888 mới phân biệt rõ thành 2 xã).
- Thành lập xã Hà Quang và Hà Lạn :
+ Đầu thế kỷ XVI, vùng tây cửa sông Hà Lạn có cồn cát nổi lên, dân đánh cá nhiều nơi tập trung đến. Trong đó có 2 họ sớm nhất là Lâm (từ Kiến Phúc- Trung quốc) và Nguyễn (từ An Cường-Hải Anh) lập nên Cẩm Hà Trang.
+ Từ 1619-1628, cụ Vũ Duy Hoà (từ Mô Trạch-Hưng Yên) cùng cha vợ Trần Quốc Thể, Phạm Hương Lan, Đỗ Minh Thông, Đoàn Công Cai cùng họ hang và nhân dân Cẩm Hà Trang trung khẩn, lấn biển về Tây khép kín đến đất Quần Anh lập nên 8 thôn: Thượng Phúc, Trung Tự, Phượng Đông, Phúc Tự, Phúc Thuỵ, Phúc Lộc, Phượng Đoài, Trung Lương (ấp Hà Lạn).
+ Thời Minh Mạng, lập thành xã Hà Quang (thay Cẩm Hà) và xã Hà Lạn.
- Xã Quần Mông : đất Quần Mông khai khẩn từ thế kỷ XV-XVII. Đến năm 1704, khi xẻ xong sông Gianh khoanh vùng ngăn mặn thì công cuộc khai khẩn được đẩy mạnh. Đến giữa thế kỷ XIX thành dải đất kéo dài từ chợ Đồn (nay tại xã Xuân Ninh) tới An Định.Tất cả các xã trên thuộc Tổng Kiên Lao-Huyện Giao Thuỷ-Phủ Xuân Trường. Năm 1888, tách khỏi Tổng Kiên Lao lập thành Tổng Kiên Trung thuộc Huyện Hải Hậu gồm 7 xã : Kiên Trung, Hội Khê Nam (Hội Nam), Trà Hải Trung (Trà Trung), Trà Hải Hạ (Trà Hạ), Hà Quang, Hà Lạn, Lạc Nam (trong đó xã Lạc Nam từ xã Quần Mông tách ra thôn Nam Lạc đến năm 1889 thành xã Lạc Nam gồm 4 giáp, thôn Quần Nam lúc đầu thuộc Huyện Hải Hậu sau tách gộp vào thôn Lạc Quần). Xã Hội Khê Ngoại thuộc Tổng Kiên Lao.

3. TỔNG NINH NHẤT:
Sau khi khởi nghĩa của Phan Bá Vành ở Trà Lũ thất bại, Nguyễn Công Trứ xin vua cho khai khẩn vùng đất hoang ở các huyện Giao Thuỷ, Chân Định được chấp nhận. Năm 1828, Minh Mạng cử ông làm Doanh điền xứ. Cùng với việc khai khẩn Tiền Hải, Kim Sơn, ông cho người vượt cửa Đáy khai hoang sang phía Đông (khi Quần Anh đắp xong con đê Tứ Trùng đang mở rộng xuống Nam đắp đê Ngũ Trùng). Ông chủ trương khai khẩn ở vùng xã Ninh Cường, Cát Giả (đã tách khỏi Quần Anh năm 1723).
- Đất An Lạc do Trần Viết Sỹ (từ Thuận Vy), Phan Tái Thường, Phan Tái Nghĩa (từ Phù Ủng-Hải Dương) mộ dân khai khẩn.
- Đất An Phú do Trần Xuân Khánh cùng bà con từ Cát Giả xuống khai khẩn.
- Đất An Lễ do Trần Tôn Nho làm đầu mội.
- Đất An Phong do an hem Nguyễn Khắc Hiến, Nguyễn Ban (từ Yên Nhân-Ý Yên) mộ dân.
- Đất An Nghiệp do an hem Nguyễn Doãn Cung, Nguyễn Ngọc Châm, Nguyễn Ngọc Dao, Nguyễn Ngọc Chú và 12 thủ mô từ Hành Thiện xuống.
- Đất An Nhân do anh em Hoàng Trọng Cát, Hoàng Trọng Huyên (từ Lương Hàn-Trực Ninh) thủ mộ .
- Đất An Trạch do Đặng Chiên Sóc từ Trực Ninh xuống mở.
- Đất An Đạo do Nguyễn Thôn Tính (từ Ninh Cường), Phạm Đình Quy, Nguyễn Văn Nguyên, Trần Văn Ân (từ Trà Lũ) xuống làm thủ mộ.
- Đất An Nghĩa do Nguyễn Khoản, Trương Lâm (từ Cổ Gia) làm thủ mộ.
- Vùng An Phú (xã Quần Anh Thượng) có cụ Trần Quang Hữu (từ Trà Lũ), Trần Như Làng (từ Quần Phương), Hoàng Văn Thế (từ Ninh Cường) mở thêm đất lập thành đất Phúc Hải. Sau đó Cửu An-Nhất Phúc đổi thành xã. Năm 1838, thành lập Tổng Ninh Nhất thuộc Huyện Chân Ninh-Phủ Thiên Trường. Năm 1888 tách về Huyện Hải Hậu. Tổng Ninh Nhất gồm 10 xã.

4. TỔNG TÂN KHAI:
Vùng Đông Nam huyện khi đất biển đang bồi, cồn cát nổi nên. Ngày 29/7/Giáp Tý (1864), cụ Đỗ Tông Phát cùng 117 tiên công lập minh ước xin triều đình khai khẩn. Tháng 11/1866 được Tự Đức chuẩn y, cử Đỗ Tông Phát làm phó sứ để khai khẩn. Ông cùng 117 tiên công, 2 hậu khẩn của 20 địa phương tới mở đất. Tháng 11/1864, đã đắp đê Ngự Hàm để ngăn mặn, ngăn sông Sâu, sông Cát, sông Hải Hậu đến năm 1885 thì hoàn thành. Dân Kiên Trung, Vọng Doanh, Phú Nhai, Hà Lạn, Quần Phương đến ở lập nên 4 lý công điền : Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính, Hoà Định (riêng Hoà Định, trước do dân xã Quần Anh Hạ khai khẩn).
Năm 1888, lập thành tổng Tân Khai thuộc Huyện Hải Hậu. Như vậy, sau khi Huyện Hải Hậu được thành lập thuộc phủ Xuân Trường- Tỉnh Nam Định gồm 4 tổng với 28 xã, lý, ấp. Huyện lỵ đặt tại xóm Đào Mãn- Thôn Đông Cường- xã Quần Anh Hạ.

II. HUYỆN HẢI HẬU TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN 1945

1. TỔNG QUẦN PHƯƠNG:
  Năm 1890, hai lý Lục Phương, Quỳnh Phương và xã Phú lễ tách khỏi Tổng Quần Phương vào lập Tổng Ninh Mỹ. Năm 1thực dân Pháp và chính quyền Nam triều cắt phía Nam các xã Quần Phương Thượng, Quần Phương Trung, Quần Phương Hạ mỗi xã 100 mẫu ruộng và 100 chính đinh lập thành 3 trại Quần Phương Thượng Trại, Quần Phương Trung Trại, Quần Phương Hạ Trại. Đến năm 1890 cắt ra lập Tổng Ninh Mỹ.
Xã Quần Phương Thượng chia thành 4 xã:
- Năm 1893 lập Tả Hữu Giáo Giáp. Từ năm 1917-1919 thành xã Tả Hữu Giáo.
- Năm 1900 lập thôn Đông. Năm 1909 lập thành xã Quần Phương Đông.
- Từ 1917-1919, Tứ Trùng Nam Thôn tách ra lập xã Tứ Trùng Nam.
- Phần còn lại là xã Quần Phương Thượng.
Xã Quần Phương Trung chia thành 2 xã :
- Năm 1920, lập thôn Nam gồm từ Nhất Trùng đến Tứ Trùng. Năm 1921, tách ra lập xã Quần Phương Nam.
- Phần còn lại là xã Quần Phương Trung.
Xã Quần Phương Hạ chia thành 2 xã:
- Năm 1898, tách lập Hạ xã Nam Thôn.
- Phần còn lại là xã Quần Phương Hạ.
Xã Phương Đê tách làm 2 xã:
- Đầu thế kỷ XX, tách lập xã Giáp Thất.
- Phần còn lại là xã Phương Đê. Như vậy, đến năm 1945, Tổng Quần Anh có 10 xã.

2. TỔNG KIÊN TRUNG
Ngoài 3 xã ban đầu thành lập thêm 3 xã: Thanh Quang, Hà Nam, Phú Hải (trong đó xã Phú Hải vốn là đất cồn cát ở Đông tổng Quế Hải, người Hà Lạn, Xuân Trường khai khẩn).
3. TỔNG NINH NHẤT: không thay đổi vẫn gồm 10 xã.
4. TỔNG TÂN KHAI
Ngoài 4 xã ban đầu lập thêm 2 xã mới: xã Tang Văn (từ một phần của hai xã Văn Lý, Tang Điền), xã Xương Điền (thành lập năm 1920).
5. Thành lập TỔNG QUẾ HẢI :  
Từ 1864-1895 công cuộc khai hoang của Đỗ Tông Phát hoàn thành : 4 lý lập thành công điền ở phía Nam, còn 2 phần phía Bắc lập thành 6 xã tư điền : Trùng Quang, Thanh Trà, Trung Phương, Doanh Châu, Liên Phú, Quế Phương. Năm 1895, 6 xã này lập thành Tổng Quế Hải thuộc Huyện Hải Hậu. Năm 1896, ở Đông vùng Quế Hải. 16 khẩu hộ do Lâm Văn Hạnh, Nguyễn Văn Thứ làm quản mộ khai khẩn lập thành Hải Nhuận ấp. Sau thăng lên thành xã. Sau đó, ở cồn cát phía Đông Quế Hải, người Hà Lạn, Xuân Trường xuống khai khẩn. Năm 1910 lập Xuân Hà ấp. Sau thăng lên thành xã.

6. Thành lập TỔNG NINH MỸ: 
 Ngoài xã Phú Lễ; 2 lý Lục Phương và Quỳnh Phương; 3 trại Quần Phương Thượng Trại, Quần Phương Trung Trại, Quần Phương Hạ Trại tách từ Tổng Quần Phương ra, còn một số vùng đất mới khai khẩn, tách ra. Tổng cộng 17 xã, lý, ấp, trại.
- Ở Nam thôn Ninh Nhất, năm 1845, nhân dân Ninh Cường do cụ Vũ Đình Đoàn và Nguyễn Thế Mỹ làm đơn xin khai khẩn. Năm 1847, cụ Vũ Đình Đoàn được cử làm đầu mục cùng các họ Trần-Đỗ-Mai khai khẩn thôn Ninh Mỹ.
- Năm 1850, Nguyễn Khắc Nhượng (từ Ninh Khang- Ninh Cường) cùng tiên chỉ làng Ninh Cường là Phạm Cát xin khai khẩn được tổng đốc Thiên Trường chuẩn tấu. Các cụ cùng con em các họ Nguyễn-Đồng-Bùi-Phạm (tổng cộng 108 người) khai khẩn lập nên Ninh Cường Trại (1870).
- Năm 1891, các cụ Trần Duy Thâm, Tổng Hoạt, Tổng Cường, Chất, Phạm Khiêm khai khẩn vùng Ninh Cường Trại giáp Phú Lễ Ấp lập Phú Quý Lý cho dân Ninh Cường Trại ra ở.
- Năm 1889, cụ Nguyễn Ngọc Tương (từ Tang Trữ) cùng con Nguyễn Ngọc Chương (từ Cổ Lũng- Nam Dương- Nam Trực) cùng Nguyễn Khắc Cường (từ An Phú), Phạm Văn Xuân (từ Hậu Phú-Nam Trực), Lê Quang Khải (từ Vũ Lao), Trần Ngọc Quý (từ Nam Trực) khai khẩn vùng Nam sông Tân Khai. Năm 1890 lập thành Phú Văn Lý. Năm 1890, Tổng Ninh Mỹ được thành lập. Các vùng mới khai khẩn lập thành xã.
Đầu thế kỷ XX, gộp khu Nam Cồn, Long Châu lập thành xã Thịnh Long.
- Nhân dân Phú Ấp Lễ do ông Phùng Bá Tỉnh đại diện cho 80 hộ , nhận với Maron khai khẩn bãi bồi với điều kiện khẩn đến đâu trồng trọt đến đó nhưng bị Maron thu tô, nhà nước thu thuế. Năm 1907, khai khẩn thành công, Maron đem bán lại cho 6 thành (1 thành là 10 đinh, 8 đạc). Năm 1908, các thành nhận ấp đặt tên là Ấp Long Châu.
- Đời Thành Thái (1889-1907), các cụ Lâm Ngọc Chiếu, Phạm Văn Phát, Vũ Rinh xin khai khẩn khu đồng Nam Cồn (850 mẫu) bị Maron chiếm đoạt, bắt mua lại của y. Khu đất mới khai khẩn bị Maron chiếm, sau là Oánh tách ra khỏi xã Quần Anh lập thành 5 xã: Xuân Thuỷ, Hoàng Hải, Xuân Đài, Cồn Tròn, Xuân An.Từ 1937, Huyện Hải Hậu thăng lên thành phủ gồm 61 xã đến 1945 thành Huyện.


III. HUYỆN HẢI HẬU TỪ 1945 ĐẾN NAY
Năm 1948, để phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng, Huyện quyết định lập 4 khu-18 xã.
KHU I: được lập từ 10 xã thuộc Tổng Quần Phương chia thành 4 xã:
- Xã Quần Anh (Quần Phương Thượng, Quần Phương Đông, Tứ Trùng Nam, Tả Hữu Giáo).
- Xã Trung Nam (Quần Phương Trung, Quần Phương Nam).- Xã Quần Phương (Quần Phương Hạ, Nam Thôn).
- Xã Minh Khai (Phương Đê, Giáp Thất).
KHU II: được lập từ 10 xã thuộc Tổng Kiên Trung và 1 xã thuộc Tổng Quế Hải chia thành 4 xã:
- Xã Phan Chu Trinh (Kiên Trung, Lạc Nam).
- Xã Hải Nam (Trà Trung, Hội Nam).-
 Xã Ái Quốc (Trà Hạ, Hà Quang, Thanh Quang, Hà Nam).
- Xã Hưng Đạo (Hà Lạn, Phúc Hải, Hải Nhuận).
KHU III: được lập từ 3 xã thuộc Tổng Tân Khai và Tổng Quế Hải lập thành 3 xã.
- Xã Tân Hưng (Xương Điền, Văn Lý, Hoà Định).
- Xã Quang Trung (Trùng Quang, Thanh Trà, Trung Phương).- Xã Xuân Phương (Doanh Châu, Liên Phú, Quế Phương, Xuân Hà).
KHU IV: được lập từ 7 xã thuộc Tổng Tân Khai; Tổng Ninh Nhất; Tổng Ninh Mỹ chia thành 7 xã:
- Xã Phúc An (An Lạc, An Phú, An Lễ, An Phong, Phúc Hải).
- Xã An Ninh (An Nghiệp, An Nhân, An Trạch, An Đạo, An Nghĩa).
- Xã Tứ Mỹ (Tang Văn, Tang Điền, Kiên Chính, Quần Phương Hạ Trại).
- Xã Phú Ninh (Ninh Mỹ, Ninh Cường, Phú Văn Quý, Phú Văn Lý).
- Xã Hải Châu (Phú Văn Nam, Phú Lễ, Thịnh Long).
- Xã Liên Phương (Quần Phương Thượng Trại, Quần Phương Trung Trại, Lục Phương, Quỳnh Phương).- Xã Liên Tiến (Xuân Thuỷ, Hoàng Hải, Xuân Đài, Cồn Tròn, Xuân An).
Do các xã Bắc huyện rộng, dai nên ngày 23/2/1952 một số xã được phân tách ra:
- Xã Quần Anh chia thành xã Quần Anh và xã Phương Anh.
- Xã Trung Nam chia thành xã Trần Phú và xã Hoàng Nam.
- Xã Quần Phương chia thành xã Quần Phương và xã Tân Anh. Ngày 15/10/1953 theo Nghị quyết 224/Ttg quy định tất cả các xã ở Hải Hậu đều có chữ Hải ở đầu và bỏ khu. Xã Quần Anh thành xã Hải Anh; xã Phương Anh thành xã Hải Đường; xã Trần Phú thành xã Hải Trung, xã Hoàng Nam thành xã Hải Long, xã Quần Phương thành xã Hải Phương, xã Tân Anh thành xã Hải Tân, xã Minh Khai thành xã Hải Minh, xã Hải Nam giữ nguyên, xã Phúc An thành xã Hải Phong, xã Tân Hưng thành xã Hải Lý, xã Quang Trung thành xã Hải Quang, xã Hải Châu giữ nguyên, xã Tứ Mỹ thành xã Hải Triều, xã Liên Phương thành xã Hải Phú, xã Phú Ninh thành 2 xã Hải Ninh và Hải Giang, xã Liên Tiến thành 2 xã Hải Xuân và Hải Hoà, xã Ái Quốc thành 2 xã Hải Thanh và Hải Hà, xã Hưng Đạo thành 2 xã Hải Phúc và Hải Lộc, xã An Ninh thành 2 xã Hải An và Hải Toàn, xã Xuân Phương thành 2 xã Hải Đông và Hải Tây, xã Phan Chu Trinh thành 3 xã Hải Vân (riêng thôn Trung Thành tách sang Hải Nam), Hải Hưng và Hải Thắng. Năm 1956, để ghi danh một cán bộ cải cách ruộng đất từ trần, Huyện đã thành lập xã Hải Lương (từ xã Xương Điền cũ).
Đầu năm 1956, theo quyết định của uỷ ban nhân dân và uỷ ban hành chính Huyện, quyết định chia tách một số xã:
- Xã Hải Anh thành xã Hải Anh và xã Hải Hùng.
- Xã Hải Đường thành xã Hải Đường và xã Hải Cát.
- Xã Hải Trung thành xã Hải Trung và xã Hải Thành.
- Xã Hải Long thành xã Hải Long và xã Hải Sơn.
- Xã Hải Phương thành xã Hải Phương và xã Hải Bắc.
- Xã Hải Tân thành xã Hải Tân và xã Hải Tiến.
- Xã Hải Minh thành xã Hải Minh và Hải Bình.
- Xã Hải Châu thành xã Hải Châu và xã Hải Thịnh.
- Xã Hải Triều thành xã Hải Triều và xã Hải Chính.
- Xã Hải Phú thành xã Hải Phú và xã Hải Cường.
- Xã Hải Nam tách thôn Trung Thành sáp nhập vào xã Hải Vân và sáp nhập thôn Hội Khê Ngoại (Xuân Hoà-Xuân Trường), Trại Hà Quang (Hải Phúc) vào. Năm 1958 sáp nhập xã Hải Lương vào xã Hải Lý.
Theo quyết định của Chính phủ năm 1958 lấy một phần của 2 xã Hải Tiến và Hải Tân để thành lập thị trấn Cồn. Huyện lỵ được đặt ở Thị trấn Cồn.
Ngày 26/3/1968 theo quyết định 263/CP cắt 7 xã Trực Đại, Trực Tiến, Trực Thắng, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng từ Huyện Trực Ninh vào Huyện Hải Hậu.
Ngày 18/12/1976 theo Quyết định 1506/CP về hợp nhất các xã:
- Xã Hải Đường và xã Hải Cát thành xã Hải Đường.
- Xã Hải Trung và xã Hải Thành thành xã Hải Trung.
- Xã Hải Tiến và thị trấn Cồn thành thị trấn Cồn.
- Xã Trực Đại và xã Trực Tiến thành xã Trực Đại.
Ngày 28/8/1971 theo Quyết định 223/CP hợp nhất xã Hải Bình và xã Hải Minh thành xã Hải Minh.
Ngày 27/6/1977 theo Quyết định 135/CP về hợp nhất các xã:
- Xã Hải Hưng và xã Hải Thắng thành xã Hải Hưng.
- Xã Hải Anh và xã Hải Hùng thành xã Hải Anh.
Ngày 1/4/1986, theo Quyết định 34/HĐBT cắt 31,72ha xã Hải Bắc; 64,5 ha xã Hải Đường; 79,04 ha xã Hải Hưng để thành lập thị trấn Yên Định. Huyện lỵ chuyển về thị trấn Yên Định.
Ngày 26/2/1997, theo Nghị định 19/CP, thành lập thị trấn Thịnh Long từ toàn bộ diện tích xã Hải Thịnh và cắt 6 xã Trực Đại, Trực Thắng, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng khỏi Huyện Hải Hậu để tái lập Huyện Trực Ninh.
Hiện nay, Huyện Hải Hậu có 32 xã (Hải Nam, Hải Vân, Hải Phúc, Hải Lộc, Hải Hà, Hải Thanh, Hải Quang, Hải Đông, Hải Tây, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa, Hải Châu, Hải Ninh, Hải Phú, Hải Cường, Hải Xuân, Hải Tân, Hải Sơn, Hải Đường, Hải Phong, Hải Toàn, Hải Giang, Hải An, Hải Long, Hải Phương, Hải Hưng, Hải Bắc, Hải Trung, Hải Anh và Hải Minh) và 3 thị trấn (Yên Định (huyện lỵ), TT  Cồn, TT Thịnh Long.
Sưu tầm: Đức Nhượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

* Bạn không có tài khoản Google vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là [Tên/URL]. Với [Tên/URL] bạn chỉ cần viết tên mình trong ô (Tên) và bỏ trống ô (URL) -> xong nhấn vào [Tiếp tục] -> nhấn [Đăng nhận xét] là OK.

Cám ơn bạn!