Cô gái kéo xác máy bay Mỹ
Sau khi đoạt giải Quốc tế năm 1970, bức ảnh mang tên“Sự trừng phạt đích đáng” đã nổi tiếng, được nhiều khán giả trong nước và quốc tế sưu tầm. Nhưng người nữ dân quân kéo xác máy bay năm ấy bây giờ như thế nào đã mấy ai tỏ tường?
Bức "Sự trừng phạt đích đáng" lừng danh. |
Biểu tượng năm xưa
Người con gái kéo xác máy bay trong bức ảnh đen trắng năm xưa là nữ dân quân Hà Thị Nhiên. Khi quê hương đã lắng mùi khói súng, người nữ dân quân này lập gia đình và sống cuộc sống bình dị, tảo tần.
Căn nhà số 7 ngõ Văn Nhân, phường Trần Hưng Đạo (TP Nam Định) của gia đình ông bà Phạm Quang Tiến - Hà Thị Nhiên đơn sơ, đạm bạc. Nét đặc biệt chính là bức tranh lớn được treo trang trọng trên tường do người con trai út vẽ phỏng lại tấm ảnh lịch sử “Sự trừng phạt đích đáng” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn.
Đã 40 năm trôi qua, kỷ niệm về những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khổ, hy sinh nhưng đầy hào hùng của quân và dân miền quê biển Hải Thịnh (Hải Hậu), đặc biệt là ký ức bắn máy bay Mỹ vẫn luôn in đậm trong tâm khảm bà Nhiên. Giọng xúc động, bà kể: “Khi tôi xấp xỉ bước vào tuổi thanh niên cũng là lúc lớp lớp thanh niên trai tráng quê nhà theo tiếng gọi của Tổ quốc, tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Anh em trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân thù, chị em Hải Thịnh vừa gánh vác công việc gia đình, sản xuất, vừa tham gia dân quân du kích, hỗ trợ các đơn vị bộ đội pháo cao xạ bảo vệ vùng trời, vùng biển quê hương”.
Những năm 1966 - 1968, thời điểm ác liệt nhất giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Chúng liên tục oanh tạc, bắn phá TP Nam Định và Hải Thịnh, bởi đây là hai trọng điểm chiến lược về kinh tế và giao thông. Thường thì máy bay địch sau khi vào oanh tạc Nam Định xong quay xuống Hải Thịnh và lúc đó còn bao nhiêu bom chúng đều trút hết xuống vùng đất này.
Cô dân quân kéo xác máy bay Mỹ ngày nào giờ cùng chồng tần tảo với cuộc sống thường nhật (Ảnh: Trần Việt Đức). |
Dân quân Hải Thịnh phối hợp với bộ đội quyết tâm bắn hạ quân “giặc trời”. Sáng sớm ngày 15/1/1966, máy bay Mỹ lại vào đánh phá Nam Định, sau đó bay về ném bom xuống Hải Thịnh như thường lệ. Thừa thời cơ chúng hạ thấp độ cao để thả bom, bằng súng 12,7mm, dân quân Hải Thịnh phối hợp với bộ đội phòng không bắn tan xác một máy bay F4 của không lực Hoa Kỳ. Niềm vui không tả xiết, dân quân Hải Thịnh reo hò đi thu lượm từng mảnh xác máy bay kéo về trụ sở UBND xã.
Cô dân quân Hà Thị Nhiên lúc đó đã lọt vào ống kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn một cách tình cờ. Sau khi đoạt giải quốc tế, bức ảnh “Sự trừng phạt đích đáng” đã được nhiều khán giả trong nước và quốc tế sưu tầm. Bà Nhiên kể: “Tôi kéo một mảnh vỡ của máy bay Mỹ từ bờ biển về trụ sở UBND xã và không hay biết ông ấy (Nghệ sỹ nhiếp ảnh Văn Quang) chụp từ lúc nào. Mấy năm sau, khi bức ảnh được công bố rộng rãi, đưa đi trưng bày cả trong nước lẫn quốc tế thì tôi mới biết cô dân quân trong ảnh đó chính là mình”.
Bình dị giữa đời thường
Đầu năm 1975, mối tình giữa cô dân quân Hà Thị Nhiên với chàng pháo thủ tiểu đoàn pháo bờ biển 66, Quân khu 3, Phạm Quang Tiến “đơm hoa kết trái”. Cũng vào năm đó, ông Tiến được xuất ngũ, bà Nhiên theo chồng về sinh sống tại TP Nam Định nhưng không xin được việc làm. Cuộc sống với bao lo toan vất vả, nuôi con ăn học chỉ biết trông chờ vào đồng lương mất sức của chồng và gánh sữa đậu nành, đậu hoa của bà mỗi sáng.
Chúng tôi tìm đến nhà bà Nhiên ở thành Nam hỏi thăm về nữ dân quân kéo xác máy bay trên bờ biển Hải Thịnh năm nào không nhiều người biết. “Chẳng có cô Nhiên kéo xác máy bay nào cả, chỉ có bà Nhiên bán tào phớ ở ngã tư Cửa Đông”, một bác xe ôm trả lời. Trong hy vọng mong manh đó, chúng tôi đã đến ngã tư Cửa Đông, may mắn thay quán sữa đậu nhỏ bên vệ đường đó đúng là của đôi vợ chồng người nữ dân quân ngày ấy.
Sau khi đoạt giải Quốc tế năm 1970, bức ảnh "Sự trừng phạt đích đáng" đã được nhiều khán giả trong nước và quốc tế sưu tầm (Ảnh: Trần Việt Đức). |
Dưới cái nắng oi khi thời gian dần trở về trưa, ông Tiến vẫn ngồi bán nước cho khách, còn bà Nhiên lục tục về nhà thổi cơm. Hơn 30 năm nay, bất kể mùa hè hay mùa đông giá rét, hình ảnh người phụ nữ có gương mặt đôn hậu bên gánh sữa đậu nành, đậu hoa ở góc phố Lê Hồng Phong đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân. Người ta thường gọi bà với cái tên gắn liền với nghề của bà: “Bác Nhiên sữa đậu”. Tuy đã bước qua tuổi 62, một bên tai bị nghễnh ngãng do chịu sức ép của bom, nhưng một ngày với bà Nhiên vẫn bắt đầu từ 3h sáng, bán hàng đến tận trưa, gặp hôm ế, đến tận chiều. Tuy khuya sớm vất vả nhưng bà không giấu được niềm hạnh phúc khoe chuyện con cái: “Cả 3 cháu đều đã khôn lớn và xây dựng gia đình, vợ chồng tôi đang sống cùng con trai út”.
“Bác Nhiên sữa đậu” giờ đã vào Hội người cao tuổi, an phận với gánh sữa đậu của mình. Bà bảo, dù sao bà vẫn còn may mắn hơn nhiều so với các anh chị bộ đội, dân quân khác đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Bà cũng không cần ai biết đến đích danh người con gái trong bức ảnh đó. “Tôi cũng chỉ là một dân quân bình thường như rất nhiều chị em ở Hải Thịnh, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. May mắn cho tôi là được anh Quang Văn chụp ảnh. Bức ảnh đó là biểu tượng của dân quân Hải Thịnh chứ riêng gì cá nhân mình. Hơn nữa, chiến công đầu thuộc về những người trên mâm pháo”, bà Nhiên tâm sự.
Theo gia đình và xã hội
-------------------------------------------------------------
Bánh chưng bà Thìn.
Bánh chưng của bà Thìn có từ năm 1948. Sau này khi chồng bà qua đời, bà ở vậy nuôi 3 con nên người cũng nhờ vào nghề làm bánh chưng. Bà trở thành ấn tượng là từ khi Không lực Hoa Kỳ chọn Hải Hậu làm túi đựng bom đạn trước khi máy bay hốt hoảng lao ra Biển Đông. Giữa thị trấn Yên Định cạnh bến xe là cái quán cóc tuềnh toàng. Trên chõng tre là đĩa bánh chưng và bộ chén uống nước. Oai vệ nhất là cái điếu cày với hai chân choãi ra như khẩu súng trực chiến, sẵn sàng nuốt lửa, nhả khói làm tê liệt đối phương. Ấm chè xanh ủ trong rành tích sởi lởi bốn mùa cùng nụ cười đôn hậu thoáng buồn xa xăm của một phụ nữ luống tuổi luôn là nơi đầy ắp tiếng cười, nói lạc quan của khách kể cả lúc ánh đèn chai vụt tắt khi có thằng “Thần sấm” cắn trộm ào qua đêm.
Hồi ấy, cả phố huyện chỉ có một cửa hàng ăn uống quốc doanh. Nghe đâu nồi nước phở bỏ thìa mì chính phải ba người mục sở thị. Chẳng biết bánh của bà có bùa mê thuốc lú gì mà bánh vớt ra vẫn còn nóng rẫy đã hết vèo, thế là khách bỏ phở, sang ăn bánh của bà. Một lần phòng thuế đã yêu cầu bà đóng cửa một tuần, với lý do: Bà lạm dụng lương thực làm bánh xa xỉ trong lúc nhà nước phải nhập lương thực từ nước ngoài phân phối chưa đủ, mặt khác gây thất ngân sách ở của hàng ăn uống. Mới đóng cửa một ngày, khách nghiền bánh đã nhao nhao cả lên làm như cả thị trấn vừa xảy ra chuyện gì to tát lắm. May thay, được ông Chủ tịch huyện giải toả. Bánh ngon bởi cái tâm của bà đã nằm ở nhân bánh. Dù gạo kém, thịt đậu tăng giá, bánh bà vẫn không thể lỏng tay, bớt nhân, rút gạo. Theo xe bánh lên Hà Nội, theo ba lô anh bộ đội bánh ngược Lạng Sơn, xuôi con tầu rập rờn bánh ghé ra tận đảo. Bánh thăm người ốm, bánh phục vụ ca ba, bánh dân quân tuần tra, bánh phòng chống lụt bão…Bọn học trò chúng tôi thì không thể thiếu bánh trong buổi bịn rịn chia tay ra trường, lúc về còn dúi vào tay mẹ chiếc bánh còn âm ấm. Mấy ông cán bộ xã đi họp huyện, khi về thể nào cũng mua vài cái bánh chưng đeo toòng teng ở tay ghi đông xe đạp về đón tay lũ trẻ đang dài cổ nuốt nước bọt oen oét ngóng chờ…Bao nhiêu người xa quê khắp chân trời, góc bể là bấy nhiêu người Hải Hậu nhớ quay quắt bánh chưng bà Thìn mỗi khi xuân về Tết đến!
Để có bánh chưng ngon quả cũng là công phu. Hạt nếp cái hoa vàng ở chân vàm đất thịt Hải Hậu, Quần Liêu- Nghĩa Hưng tắm chung hạt phù xa đỏ nắng Sông Ninh mới đủ độ béo, độ dẻo thơm cho bánh. Hạt nếp săn phải ủ cho bạc đều, chờ cho thóc ngủ sâu giấc ba tuần trăng mới được đem dùng. Trong nồi bánh, nếu không kiểm khắt khe chỉ một hạt gạo chấm đầu ruồi do bọ xít chích hút, một hạt nếp trợn, một hạt gạo tẻ, một hạt đỗ chõn…sẽ làm mất ngon mẻ bánh. Gừng già, đậu xanh, thịt lợn và các gia vị đều phải chọn ngang tầm ngón nghề gia truyền sẽ làm nên linh hồn của bánh. Những nắm cuộng dong xanh lót nồi, phủ bánh, chèn hông sẽ chưng cất ra thứ mầu xanh ngọc quý phái để hạt gạo đã được di dưỡng trong mầu đỏ của hạt phù sa tắm thứ mầu xanh ấy không phải ai cũng làm được. Ngọn lửa reo vui, nghe nồi bánh sôi ùng ục, phè phè hơi nóng phải biết sự kỳ diệu đang chuyển hoá trong tấm bánh tới đâu để vớt ra là vừa.
Sau lớp lá lành đùm lá rách của dong là những hạt ngọc bọc nhân, bọc cái hồn của đất của trời…ta kính cẩn đặt lên báo cáo kết quả với Tổ tiên ông bà. Chờ cho ba nén nhang đã cong trên bàn thờ ngày giỗ, Tết cả nhà sẽ hỉ hả hưởng lộc. Hãy nhẩn nha cắn ngập chân răng, mùi của thịt lợn ngầy ngậy, bùi của đậu, ấm nóng của gừng, thơm rất riêng của thảo quả, bát dưa hành, thịt nấu đông ăn kèm và cái réo gọi của dạ dày sẽ tôn vinh thứ ẩm thực có từ thời vua Hùng rồi mới nhận xét về bánh chưng bà Thìn.
Cụ Thìn đã thành người thiên cổ! Con cháu cụ chẳng vì lời lãi, cả chục người đang trăn trở với cơ man các loại bánh thời mở cửa để giữ nghề gia truyền, giữ cái tâm với khách như một điều tâm kính thiêng liêng. Không một chữ quảng cáo. Một đời sáng tạo ra cái bí quyết để giữ một loại bánh truyền thống, khi về với đất rồi mà vẫn còn tên bánh, tên người, địa danh hoá thành thương hiệu trong cả ngàn người như một cặp phạm trù nhân quả để lưu danh khắp từ Bắc vào Nam như bánh chưng bà Thìn thật không dễ.
Bánh chưng bà Thìn.
“Ai qua Yên Định hãy dừng
Hương quê xin nếm bánh chưng bà Thìn”
Hương quê xin nếm bánh chưng bà Thìn”
Người Hải Hậu ai mà không nhớ đến bánh chưng bà Thìn như một niềm tự hào. Từ thuở nhỏ tôi đã được nghe tiếng bánh chưng bà Thìn. Có lần, quần đùi, chân đất, mấy đứa rủ nhau quốc bộ hơn chục cây số lên phố huyện, chung tiền mua một cái bánh chưng của bà ăn cho biết. Có đêm mơ được ăn bánh chưng bà Thìn đến đã đời. Lớn lên, đi bộ đội gần chục năm trời, khi khoác ba lô trở về vẫn chẳng quên dừng chân phố huyện mua bánh chưng bà Thìn.
Bánh chưng của bà Thìn có từ năm 1948. Sau này khi chồng bà qua đời, bà ở vậy nuôi 3 con nên người cũng nhờ vào nghề làm bánh chưng. Bà trở thành ấn tượng là từ khi Không lực Hoa Kỳ chọn Hải Hậu làm túi đựng bom đạn trước khi máy bay hốt hoảng lao ra Biển Đông. Giữa thị trấn Yên Định cạnh bến xe là cái quán cóc tuềnh toàng. Trên chõng tre là đĩa bánh chưng và bộ chén uống nước. Oai vệ nhất là cái điếu cày với hai chân choãi ra như khẩu súng trực chiến, sẵn sàng nuốt lửa, nhả khói làm tê liệt đối phương. Ấm chè xanh ủ trong rành tích sởi lởi bốn mùa cùng nụ cười đôn hậu thoáng buồn xa xăm của một phụ nữ luống tuổi luôn là nơi đầy ắp tiếng cười, nói lạc quan của khách kể cả lúc ánh đèn chai vụt tắt khi có thằng “Thần sấm” cắn trộm ào qua đêm.
Hồi ấy, cả phố huyện chỉ có một cửa hàng ăn uống quốc doanh. Nghe đâu nồi nước phở bỏ thìa mì chính phải ba người mục sở thị. Chẳng biết bánh của bà có bùa mê thuốc lú gì mà bánh vớt ra vẫn còn nóng rẫy đã hết vèo, thế là khách bỏ phở, sang ăn bánh của bà. Một lần phòng thuế đã yêu cầu bà đóng cửa một tuần, với lý do: Bà lạm dụng lương thực làm bánh xa xỉ trong lúc nhà nước phải nhập lương thực từ nước ngoài phân phối chưa đủ, mặt khác gây thất ngân sách ở của hàng ăn uống. Mới đóng cửa một ngày, khách nghiền bánh đã nhao nhao cả lên làm như cả thị trấn vừa xảy ra chuyện gì to tát lắm. May thay, được ông Chủ tịch huyện giải toả. Bánh ngon bởi cái tâm của bà đã nằm ở nhân bánh. Dù gạo kém, thịt đậu tăng giá, bánh bà vẫn không thể lỏng tay, bớt nhân, rút gạo. Theo xe bánh lên Hà Nội, theo ba lô anh bộ đội bánh ngược Lạng Sơn, xuôi con tầu rập rờn bánh ghé ra tận đảo. Bánh thăm người ốm, bánh phục vụ ca ba, bánh dân quân tuần tra, bánh phòng chống lụt bão…Bọn học trò chúng tôi thì không thể thiếu bánh trong buổi bịn rịn chia tay ra trường, lúc về còn dúi vào tay mẹ chiếc bánh còn âm ấm. Mấy ông cán bộ xã đi họp huyện, khi về thể nào cũng mua vài cái bánh chưng đeo toòng teng ở tay ghi đông xe đạp về đón tay lũ trẻ đang dài cổ nuốt nước bọt oen oét ngóng chờ…Bao nhiêu người xa quê khắp chân trời, góc bể là bấy nhiêu người Hải Hậu nhớ quay quắt bánh chưng bà Thìn mỗi khi xuân về Tết đến!
Để có bánh chưng ngon quả cũng là công phu. Hạt nếp cái hoa vàng ở chân vàm đất thịt Hải Hậu, Quần Liêu- Nghĩa Hưng tắm chung hạt phù xa đỏ nắng Sông Ninh mới đủ độ béo, độ dẻo thơm cho bánh. Hạt nếp săn phải ủ cho bạc đều, chờ cho thóc ngủ sâu giấc ba tuần trăng mới được đem dùng. Trong nồi bánh, nếu không kiểm khắt khe chỉ một hạt gạo chấm đầu ruồi do bọ xít chích hút, một hạt nếp trợn, một hạt gạo tẻ, một hạt đỗ chõn…sẽ làm mất ngon mẻ bánh. Gừng già, đậu xanh, thịt lợn và các gia vị đều phải chọn ngang tầm ngón nghề gia truyền sẽ làm nên linh hồn của bánh. Những nắm cuộng dong xanh lót nồi, phủ bánh, chèn hông sẽ chưng cất ra thứ mầu xanh ngọc quý phái để hạt gạo đã được di dưỡng trong mầu đỏ của hạt phù sa tắm thứ mầu xanh ấy không phải ai cũng làm được. Ngọn lửa reo vui, nghe nồi bánh sôi ùng ục, phè phè hơi nóng phải biết sự kỳ diệu đang chuyển hoá trong tấm bánh tới đâu để vớt ra là vừa.
Sau lớp lá lành đùm lá rách của dong là những hạt ngọc bọc nhân, bọc cái hồn của đất của trời…ta kính cẩn đặt lên báo cáo kết quả với Tổ tiên ông bà. Chờ cho ba nén nhang đã cong trên bàn thờ ngày giỗ, Tết cả nhà sẽ hỉ hả hưởng lộc. Hãy nhẩn nha cắn ngập chân răng, mùi của thịt lợn ngầy ngậy, bùi của đậu, ấm nóng của gừng, thơm rất riêng của thảo quả, bát dưa hành, thịt nấu đông ăn kèm và cái réo gọi của dạ dày sẽ tôn vinh thứ ẩm thực có từ thời vua Hùng rồi mới nhận xét về bánh chưng bà Thìn.
Cụ Thìn đã thành người thiên cổ! Con cháu cụ chẳng vì lời lãi, cả chục người đang trăn trở với cơ man các loại bánh thời mở cửa để giữ nghề gia truyền, giữ cái tâm với khách như một điều tâm kính thiêng liêng. Không một chữ quảng cáo. Một đời sáng tạo ra cái bí quyết để giữ một loại bánh truyền thống, khi về với đất rồi mà vẫn còn tên bánh, tên người, địa danh hoá thành thương hiệu trong cả ngàn người như một cặp phạm trù nhân quả để lưu danh khắp từ Bắc vào Nam như bánh chưng bà Thìn thật không dễ.
ĐN sưu tầm
------------------------------------------------------
Bánh nhãn Hải Hậu
Bánh có tên là bánh nhãn, không phải được làm từ long nhãn hay có hương thơm của nhãn mà chỉ bởi những chiếc bánh này giống hệt như quả nhãn. Chất liệu làm bánh này chính là một trong những sản phẩm nông sản nổi tiếng của vùng đất nông nghiệp giàu có của tỉnh Nam Định. Đó là thứ bột làm từ loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu từng nổi tiếng trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài.
Bánh nhãn là một sản phẩm đặc sản của quê hương Hải Hậu, chính hơn là làng Đông Cường, xã Quần Phương Hạ, gần với khu phố Đông Biên, thị trấn Yên Định (Hải Hậu).Người ta mua bánh nhãn vừa để nhớ địa danh mới lạ vừa được thưởng thức một loại bánh ngon, giòn bắt mắt của chính những chủ nhân đầu tiên đã làm ra nó.
Làm được bánh nhãn cũng lắm công phu. Đó là khâu chuẩn bị nguyên liệu: Phải có đủ 4 thứ gạo nếp, trứng gà, đường kính và mỡ lợn. Gạo nếp được chọn lựa cẩn thận, đều hạt , được ngâm, xay tay bằng cối đá , làm khô bằng tấm vải lọc đặt trên thúng tro bếp. Bột phải xay thật nhuyễn bánh mới ngon, khi rán bánh không bị phồng rộp. Trước khi vo bột làm bánh, bột được nhào với trứng gà đánh nhuyễn. Một số công đoạn sau này cũng rất quan trọng.
Đó là rán bánh và thắng đường gần giống như làm bánh rán thông thường. Làm như thế bánh được ngấm mỡ từ vỏ vào trong ruột. Khi chưa rán, viên bột bánh chỉ nhỏ gần bằng đầu ngón tay. Nổi lửa xong phải giữ ngọn lửa nhỏ để bánh chín thấu và phồng đều. Bánh đã chín và phồng đủ độ được vớt để ráo mỡ. Một chảo đường được đun lên chảy ra sánh vừa độ thì cho bánh đã được rán vào để "hoán" tức là đảo đều tay. Lớp nước đường sẽ thấm cả vào bên trong bánh và bọc lấy phía ngoài bánh làm thành lớp vỏ tạo độ bóng và thêm vị ngọt cho bánh. Chính nhờ thắng đường mà bánh nhãn giòn ngọt và bảo quản được lâu hơn.
Những chiếc bánh nhãn đạt tiêu chuẩn phải đều nhau, nhìn bề ngoài bánh có độ bóng, màu giống hệt quả nhãn. Khi ăn có độ giòn và có vị mát. Thưởng thức bánh nhãn tốt nhất là sau khi chế biến ít ngày. Tuy nhiên với công nghệ bảo quản hiện nay có giấy bọc đẹp và giấy bóng kính bao ngoài, bánh có thể để được tới hai chục ngày sau vẫn đảm bảo chất lượng.
Bánh nhãn Hải Hậu còn được bán tại thành phố Nam Định, nên nhiều khi người ta quen gọi bánh nhãn Nam Định. Đặc sản này sánh như các đặc sản nổi tiếng của địa phương khác như bánh cáy Thái Bình, bánh đậu xanh Hải Dương, cu đơ Hà Tĩnh hay mè xửng Huế…
Người Hải Hậu rất tự hào về đặc sản quê hương. Bánh nhãn Hải Hậu góp phần làm phong phú nghệ thuật ẩm thực vùng lúa nước, tôn vinh tài nghệ những người nông dân không chỉ biết ăn no, mặc ấm mà còn biết mặc đẹp ăn ngon. Trong văn hóa bánh, quà nói riêng và văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung, mỗi một đặc sản các vùng quê khác nhau đều có một vị trí xứng đáng, cùng nhau tôn vinh nền văn hóa dân gian Việt Nam.
Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống
Bánh nhãn Hải Hậu
Bánh có tên là bánh nhãn, không phải được làm từ long nhãn hay có hương thơm của nhãn mà chỉ bởi những chiếc bánh này giống hệt như quả nhãn. Chất liệu làm bánh này chính là một trong những sản phẩm nông sản nổi tiếng của vùng đất nông nghiệp giàu có của tỉnh Nam Định. Đó là thứ bột làm từ loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu từng nổi tiếng trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài.
Bánh nhãn là một sản phẩm đặc sản của quê hương Hải Hậu, chính hơn là làng Đông Cường, xã Quần Phương Hạ, gần với khu phố Đông Biên, thị trấn Yên Định (Hải Hậu).Người ta mua bánh nhãn vừa để nhớ địa danh mới lạ vừa được thưởng thức một loại bánh ngon, giòn bắt mắt của chính những chủ nhân đầu tiên đã làm ra nó.
Làm được bánh nhãn cũng lắm công phu. Đó là khâu chuẩn bị nguyên liệu: Phải có đủ 4 thứ gạo nếp, trứng gà, đường kính và mỡ lợn. Gạo nếp được chọn lựa cẩn thận, đều hạt , được ngâm, xay tay bằng cối đá , làm khô bằng tấm vải lọc đặt trên thúng tro bếp. Bột phải xay thật nhuyễn bánh mới ngon, khi rán bánh không bị phồng rộp. Trước khi vo bột làm bánh, bột được nhào với trứng gà đánh nhuyễn. Một số công đoạn sau này cũng rất quan trọng.
Đó là rán bánh và thắng đường gần giống như làm bánh rán thông thường. Làm như thế bánh được ngấm mỡ từ vỏ vào trong ruột. Khi chưa rán, viên bột bánh chỉ nhỏ gần bằng đầu ngón tay. Nổi lửa xong phải giữ ngọn lửa nhỏ để bánh chín thấu và phồng đều. Bánh đã chín và phồng đủ độ được vớt để ráo mỡ. Một chảo đường được đun lên chảy ra sánh vừa độ thì cho bánh đã được rán vào để "hoán" tức là đảo đều tay. Lớp nước đường sẽ thấm cả vào bên trong bánh và bọc lấy phía ngoài bánh làm thành lớp vỏ tạo độ bóng và thêm vị ngọt cho bánh. Chính nhờ thắng đường mà bánh nhãn giòn ngọt và bảo quản được lâu hơn.
Những chiếc bánh nhãn đạt tiêu chuẩn phải đều nhau, nhìn bề ngoài bánh có độ bóng, màu giống hệt quả nhãn. Khi ăn có độ giòn và có vị mát. Thưởng thức bánh nhãn tốt nhất là sau khi chế biến ít ngày. Tuy nhiên với công nghệ bảo quản hiện nay có giấy bọc đẹp và giấy bóng kính bao ngoài, bánh có thể để được tới hai chục ngày sau vẫn đảm bảo chất lượng.
Bánh nhãn Hải Hậu còn được bán tại thành phố Nam Định, nên nhiều khi người ta quen gọi bánh nhãn Nam Định. Đặc sản này sánh như các đặc sản nổi tiếng của địa phương khác như bánh cáy Thái Bình, bánh đậu xanh Hải Dương, cu đơ Hà Tĩnh hay mè xửng Huế…
Người Hải Hậu rất tự hào về đặc sản quê hương. Bánh nhãn Hải Hậu góp phần làm phong phú nghệ thuật ẩm thực vùng lúa nước, tôn vinh tài nghệ những người nông dân không chỉ biết ăn no, mặc ấm mà còn biết mặc đẹp ăn ngon. Trong văn hóa bánh, quà nói riêng và văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung, mỗi một đặc sản các vùng quê khác nhau đều có một vị trí xứng đáng, cùng nhau tôn vinh nền văn hóa dân gian Việt Nam.
Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống
Sưu tầm: ĐN
-------------------------------------------------------------
GẠO TÁM XOAN HẢI HẬU NAM ĐỊNH
"Cơm Tám ăn với chả chim.
Chồng đẹp, vợ đẹp những nhìn mà no".
Không biết trong dân gian có bao nhiêu câu ca dao tục ngữ nói về sự quý giá, cao sang của hạt gạo Tám xoan - loại gạo kén cả nồi thổi, lẫn thức ăn đi cùng. Chả thế, một thời gạo Tám xoan đã khiến cả dãy phố Hà Nội trở nên nổi tiếng. Khách sang, kén ăn dù ở đâu về cũng tìm đến phố cơm Tám giò chả Hàng Buồm để thưởng thức.
Theo các cụ "lão nông tri điền" ở Hải Hậu - nơi có gạo Tám xoan nổi tiếng cả nước, thứ gạo trắng trong, thơm ngon tinh khiết này là sự gắn kết tuyệt vời của thiên nhiên và con người. Cũng như nhãn Hưng Yên, cam Bố Hạ, chè Thái Nguyên,... đâu phải xã nào, huyện nào cũng trồng được. ở Hải Hậu, gạo Tám Xoan chỉ trồng được ở vùng đất "Cửu An, Nhất Phúc" (tên gọi của 9 thôn có chữ đầu là An và thôn Phúc Khải) của vùng ven sông Ninh và sông Kim Giang.
Gạo Tám Xoan có từ bao giờ?
Hải Hậu vốn là huyện có trình độ thâm canh và năng suất lúa cao trong cả nước. "Vật đổi, sao dời", nhưng gạo Tám thơm vùng quê Hải Hậu vẫn giữ được tiếng thơm đến tận bây giờ. Những năm tháng chiến tranh, cho dù năng suất thấp, kỹ thuật trồng cấy cầu kỳ, nhưng các xã có chân ruộng cấy gạo Tám vẫn không bỏ đi thứ đặc sản quý báu mà cha ông để lại. Nhờ vậy, ngày ấy mỗi khi có khách quốc tế đến Việt Nam, cơm Tám vẫn có mặt trong các bữa cơm mời bạn.
Cụ Hiếu ở xã Hải Giang - người cao tuổi nhất trong xã đã 70 năm sống bằng nghề nông - cho biết: "Trồng lúa Tám khó và công phu lắm. Nhưng công người bỏ ra bao nhiêu thì hạt gạo dâng tặng lại cho hương thơm bấy nhiêu. Chứ lúa Tám mà cứ trồng tràn lan và bón đầy phân hoá học thì khi thổi cơm chỉ có mà nhạt thếch".
Chẳng biết từ bao giờ, người trồng lúa Tám thơm ở Hải Hậu cứ cha truyền con nối, răm rắp làm theo công thức chọn đất tốt, cày ngâm, bừa ải, cấy sớm gặt muộn, khi gặt phải vào lúc lúa "chín tám" sau tiết hạn lộ, còn chăm bón thì phải phân chuồng, kèm phân xanh là lá xoan, lá tràm,... Đến những năm 1980, một vài nơi đã có máy xay xát hỗ trợ người nông dân, nhưng người làm lúa Tám Hải Hậu vẫn theo lối cổ truyền với những chiếc cối xay hoà nhịp cùng tiếng chày giã gạo thậm thịch thâu đêm.
Tiếng lành đồn xa
Vào vụ gặt, nếu ai có dịp đi qua những cánh đồng của các xã Hải Toàn, Hải Phong, Hải An, Hải Giang,... những nơi có diện tích trồng lúa Tám dường như đều cảm thấy bầu không khí như được ướp hương thơm. Ra khỏi làng rồi mà vẫn tưởng như hương thơm lúa Tám phảng phất đâu đây. Vào nhà nào mà thấy ngoài những cót thóc tẻ lại có chum vại, phủ lá chuối khô đậy kỹ lưỡng thì biết là đựng thóc Tám. Những năm gần đây, với xu thế sản xuất hàng nông sản, ngoài các xã chuyên canh, một số địa phương khác trong huyện cũng chọn vùng đất tốt chuyển sang cấy lúa Tám. Chính vì thế sản lượng gạo Tám ở Hải Hậu có năm lên tới 10 nghìn tấn. Gạo xuất bán theo đường tiểu ngạch ra nước ngoài, bán trên thị trường trong Nam ngoài Bắc, nhưng tiêu thụ mạnh nhất vẫn là Hà Nội.
Song mua được gạo Tám Hải Hậu chính hiệu không phải dễ. Có trường hợp bao bì chữ in là thế, nhưng chất lượng sản phẩm bên trong lại không như ý muốn vì là gạo lai tạp không rõ xuất xứ. Đó còn chưa nói đến chuyện, nhiều giống lúa mới có hạt gạo thơm dài được người bán vò thứ lá có mùi thơm na ná như gạo Tám để đánh lừa người tiêu dùng,... Vì thế, khi Viện khoa học - kỹ thuật nông nghiệp kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định xúc tiến xây dựng thương hiệu cho gạo Tám, người dân Hải Hậu rất vui mừng.
Theo Namdinh.gov.vn
------------------------------------------------