Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012
Nam Định quê tôi
Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương
TRẦN QUỐC TUẤN
Nhà thờ Khoái Đồng được Pháp xây dựng
năm 1934. Đây có lẽ là nhà thờ có kiến trúc mái vòm Roman duy nhất tại
Việt Nam. Tên gọi chính thức là Nhà thờ St. Nicholas, một trong 2 nhà
thờ ở Việt Nam kính thánh Nicholas (cùng với nhà thờ Con Gà - Đà Lạt).
Nhà thờ trầm mặc và duyên dáng
soi bóng bên bờ hồ Vị Xuyên êm đềm phẳng lặng. Hình ảnh này từ lâu đã đi sâu
vào ký ức của biết bao thế hệ người Nam Định và trở thành một biểu tượng của
Thành Nam.
Nhà thờ Khoái Đồng
Nhà hát 3/2 Nam Định
Click vào hình để xem lớn hơn
Foto: ducnhuong
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012
Mái ấm nơi cửa Phật của những đứa trẻ lạc mẹ
Là nơi cửa Phật, nhưng chùa Linh Ứng (thị trấn Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định) không lúc nào ngớt tiếng cười đùa trong trẻo, tiếng tập nói, tiếng khóc của những đứa trẻ đang sống cùng "người mẹ" bất đắc dĩ - sư thầy Thích Đàm Bích.
“Cuộc đời con người luôn tuân theo luật nhân quả, khi
mất đi sẽ trở về với cát bụi, chỉ còn tấm lòng thiện nguyên là còn mãi
với đời”, sư thầy Thích Đàm Bích - trụ trì chùa Linh Ứng tâm niệm. Nhờ
vậy mà hiện nay hàng chục mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh đã có chốn lui về.
Sư Bích chăm sóc giấc ngủ cho từng em bé được cưu mang trong chùa. Ảnh: Hải Triều. |
Sinh năm 1955, thầy Bích mồ côi cha mẹ từ sớm, rồi lưu lạc tới ngôi chùa này và xuất gia từ năm 13 tuổi.
25 năm về trước, trong một đêm rét mướt khi đang ngồi
niệm phật bỗng sư thầy nghe thấy tiếng khóc vang vọng từ ngoài cổng
chùa. Đoán có điều chẳng lành, sư thầy ra cổng và thấy có một cậu bé mới
lọt lòng được quấn tạm trong chiếc tã mỏng đang nằm khóc. Bế đứa bé vào
trong sưởi ấm, thầy phát hiện dòng chữ nghuệch ngoạc “nhờ thầy cưu mang
cháu”.
Ròng rã nhiều tháng trời sư thầy tìm bố mẹ cho bé
nhưng không có kết quả, từ đó cậu bé ở lại chùa với cái tên Phạm Văn
Tiến. Dưới bàn tay chăm sóc của các sư mẫu, đứa trẻ dần lớn lên. Hơn 20
năm sau đứa bé đó đã có trong tay tấm bằng đại học. Mỗi khi có thời gian
rảnh rỗi là anh lại trở về chùa thăm và phụ giúp các sư chăm lo cho đàn
em cùng cảnh ngộ.
Mới đây nhất, một buổi trưa hè năm 2010, khi cả ngôi
chùa đang im ắng trong giấc ngủ, đột nhiên có tiếng chuông điện thoại
gọi thầy Bích: “Nhà sư nhanh ra cổng mà nhận quà, nếu không sẽ có người
đến lấy mất!”. Nghe vậy thầy Bích cùng mọi người vội vã chạy ra thì thấy
một bé trai đang quằn quại với dây rốn còn chưa cắt. Ngay lúc đó các sư
mẫu đã phải vất vả đưa bé tới bệnh viện huyện để các bác sĩ chăm sóc.
Những ngày sau đó, cháu bé thường đau ốm liên miên, các sư phải cắt cử
nhau đưa cháu đi thăm khám tận trên Hà Nội. Đến nay cậu bé đó - mang tên
Lê Công Thành - đã hơn một tuổi, miệng bi bô tập nói và lẫm chẫm tập đi
trên sân chùa.
Cứ như thế hơn 20 năm qua, đã có biết bao cái tên mang
họ của sư Bích vẫn đang sống và vui đùa trong “ngôi nhà hạnh phúc” giữa
chốn cửa Phật, mỗi cái tên lại gắn với "sự tích" của mỗi em.
Người tu hành vốn đã vất vả, nay lại phải cưu mang
thêm hàng chục con người, khiến cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn.
Hàng ngày các sư trong chùa vẫn động viên nhau có rau ăn rau, có cháo ăn
cháo nhưng vẫn phải lo đủ bữa cho các em. “Mình đi tu đã đành chẳng lẽ
các em nhỏ lại phải tu như mình, phải để các em thi thoảng được miếng
thịt, con cá chứ”, sư Bích bộc bạch.
Ngày ngày các sư thầy trong chùa vẫn làm hương cấy lúa, trồng lạc, cây xanh… để có chi phí sinh hoạt.
Sư thầy Bích bế chú bé Lê Công Thành, bên mái nhà tình nghĩa mà chùa xây cho những người già, em nhỏ cơ nhỡ ở. Ảnh: Hải Triều. |
Nhìn thấy lợi ích của việc học, sư thầy mạnh dạn đề
nghị được mở lớp dạy tình thương cho các em nhỏ ngay trong chùa và đã
được chính quyền địa phương đồng ý vào năm 2006. Có cả thầy giáo tiếng
Anh được mời về dạy cho các em.
Các em từ 4 tuổi được cho đi học mẫu giáo rồi lên tiểu
học, trung học, đại học… Vất vả là thế nhưng đến nay có không ít các em
đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá giỏi như Phạm Văn Tiến tốt
nghiệp ngành du lịch, em Trần Thị Hường học ngành Tài nguyên môi trường…
và hàng chục em khác đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng.
Hiểu rõ nỗi vất vả của thầy Bích, nên các em đều tự
bảo ban nhau học hành, anh đi trước thì bảo em đi, nối tiếp truyền thống
hiếu học trong ngôi chùa này từ nhiều năm nay.
Ngoài những mảnh đời bé nhỏ bất hạnh, chùa Linh Ứng
còn là nơi trú chân của những người già neo đơn. Tổng cộng hơn 25 năm
qua thầy Thích Đàm Bích đã cưu mang hơn 120 con người, mang lại mái nhà
bình yên cho hàng chục cụ già bất hạnh.
“Tôi vào chùa sống đã được hơn 20 năm nay rồi nhưng
chưa gặp một ai tốt như sư thầy Bích cả. Hàng ngày bận rộn như vậy nhưng
thầy vẫn ân cần thăm hỏi chúng tôi. Chưa khi nào thấy thầy to tiếng
quát mắng ai cả, có lẽ cả đời này tôi mãi biết ơn thầy vì thầy chính là
cha mẹ sinh ra tôi lần thứ 2”, cụ Trần Thị Dung (70 tuổi) rớm nước mắt
tâm sự.
Chiều đến, ngôi chùa Linh Ứng lại rộn rã tiếng cười
nói của các em gọi nhau đi ăn cơm, tiếng bi bô tập nói của các em nhỏ,
tiếng xoong chảo lịch kịch phía nhà ăn… khác hẳn với những ngôi chùa
khác. Tất cả tạo nên một khung cảnh của một mái ấm tình thương hơn là
một ngôi chùa.
Hải Triều
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
Thịnh Long trên đường đổi mới và phát triển
Đảng bộ
và nhân dân Thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) đón Xuân Nhâm Thìn đúng vào
dịp chuẩn bị kỷ niệm 15 năm thành lập thị trấn với không khí háo hức,
phấn khởi của một thị trấn ven biển đang từng ngày đổi mới và phát triển
trên con đường CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND Thị trấn Thịnh Long được xây mới với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2012. |
Thị trấn Thịnh Long hiện có hơn 4.600 hộ
dân với trên 16 nghìn khẩu ở 22 tổ dân phố. Dân cư của thị trấn tập
trung thành các cụm chủ yếu ở khu vực trung tâm thị trấn, khu du lịch
nghỉ mát, các trục đường chính và khu vực giáp với đê biển. Ngoài ra,
các tổ dân phố bám theo vùng sản xuất với các ngành nghề chủ yếu là nông
nghiệp chiếm 50%, CN-TTCN chiếm 30%, các ngành dịch vụ - du lịch khác
chiếm 20%. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Thịnh Long đã khắc phục
khó khăn, đoàn kết phấn đấu, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực và tiềm
năng lao động để phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế. Nhờ tích
cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
cơ cấu lao động nông thôn, phát triển mạnh CN-TTCN và du lịch - dịch vụ
nên mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của thị trấn đạt từ 6 đến 10%. Tỷ
trọng CN-TTCN và dịch vụ hiện nay đã chiếm 50%. Bên cạnh việc hình thành
xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, CCN, hệ thống cơ sở vật chất
hạ tầng như giao thông, thủy lợi và các công trình dân sinh khác cũng
được đầu tư xây dựng phục vụ cho sản xuất, đời sống nhân dân và tạo điều
kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị
trấn, tạo ra thế và lực mới của một thị trấn phát triển theo hướng đô
thị ven biển. Trên cơ sở phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa, xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, CN-TTCN và dịch vụ du lịch;
trong đó đẩy nhanh phát triển kinh tế biển, dịch vụ du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn, tạo sự chuyển biến căn bản về cơ cấu kinh tế phù hợp
với mô hình thị trấn và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đến nay quy
hoạch xây dựng nông thôn mới ở Thị trấn Thịnh Long giai đoạn 2011-2015
đã được UBND huyện phê duyệt với tổng trị giá 89,8 tỷ đồng. Đến hết năm
2011, Thị trấn Thịnh Long đã đạt được 11/19 tiêu chí nông thôn mới. Sự
phát triển kinh tế và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của một thị trấn
ven biển ngày càng có nhiều chuyển biến, đem lại hiệu quả rõ rệt. Đến
nay, thị trấn đã chuyển đổi được hơn 120ha đất canh tác lúa hiệu quả
kinh tế thấp sang trồng màu và nuôi trồng thủy sản, tạo hiệu quả kinh tế
cao. Diện tích nuôi tôm, cua hàng năm trên 76ha, giá trị thu nhập bình
quân trên 80 triệu đồng/ha/năm. Nghề đánh bắt hải sản gồm: khai thác
tôm, cá gần bờ và thu bắt sứa đã cho thu nhập hơn 5 tỷ đồng mỗi năm. Thị
trấn cũng đã xây dựng, cải tạo khu bãi tắm du lịch Thịnh Long, mở rộng
nâng cấp với quy mô hàng trăm nhà hàng, ki-ốt ở bãi 1 và đã thu hút được
hơn 10 đơn vị đến đầu tư xây dựng khách sạn với quy mô lớn, đầy đủ tiện
nghi phục vụ khách tham quan, du lịch và nghỉ mát, tắm biển. Hoạt động
kinh doanh dịch vụ du lịch tắm biển trên địa bàn đã đem lại thu nhập
hàng tỷ đồng cho nhân dân và ngân sách địa phương. Để thu hút đầu tư,
Thị trấn Thịnh Long đã quy hoạch chuyển đổi 150ha đất để xây dựng KCN
rộng 50ha, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng 15ha, đất ở và di
dân 6,7ha. Thị trấn đã bàn giao 28ha đất bãi sông Ninh Cơ và 6ha đất
trong đê cho Cty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh xây dựng nhà máy đóng
tàu Thịnh Long I với vốn đầu tư 595 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn thị trấn
đã có hàng chục doanh nghiệp tư nhân, 8 cơ sở sản xuất sợi PE, kinh
doanh sợi cước và các sản phẩm từ sợi cước để phục vụ cho nuôi trồng,
khai thác thủy hải sản, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, đem lại thu
nhập từ 15 đến 18 tỷ đồng mỗi năm cho nhân dân. Các Cty TNHH Hoa Tâm,
Minh Hà chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sợi cước. Cty TNHH
Thịnh Long thu mua trung bình mỗi tháng khoảng 250 tấn cá các loại để
đưa vào chế biến, một phần tiêu thụ trong nước, một phần xuất khẩu. Các
loại cá nhỏ được Cty chế biến thành bột cá với sản lượng tiêu thụ gần
100 tấn bột cá mỗi tháng cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia
súc ở Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Thái Bình… Cty TNHH Quý Thịnh
được thành lập từ cơ sở sản xuất nước mắm theo phương pháp cổ truyền,
mỗi năm sản xuất hơn 10 nghìn lít nước mắm được thị trường tiêu thụ đánh
giá cao về chất lượng. Ngoài ra, các ngành nghề cơ khí, sản xuất vật
liệu xây dựng, nghề dệt lưới cước, nghề may công nghiệp ở thị trấn cũng
được khuyến khích phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Được thị trấn
tạo điều kiện về mặt bằng, Cty CP May xuất khẩu Đại Dương đã hoàn thành
đầu tư xây dựng nhà máy may xuất khẩu với dây chuyền sản xuất hiện đại,
tạo việc làm thường xuyên cho hơn 250 lao động. Cty Phát Tài chuyên sản
xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ xây dựng và một số cơ sở sản xuất vật
liệu xây dựng khác trên địa bàn thị trấn cũng đã tạo việc làm và thu
nhập cho gần 200 lao động. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, từ khi thành
lập đến nay thị trấn đã huy động mọi nguồn lực với tổng số tiền hơn 26
tỷ đồng để đầu tư cho xây dựng nâng cấp trường học, trạm y tế, nâng cấp
đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, hoàn thiện hệ thống
đèn điện chiếu sáng đường giao thông ở các khu dân cư trên địa bàn toàn
thị trấn, xây dựng trạm xử lý nước với diện tích 300m2 phục vụ cho đồn
biên phòng, các cụm dân cư và khu du lịch… Cũng trong năm 2011, thị trấn
đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đường tuyến I khu du lịch dài 380m,
tiếp tục thi công, cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ quốc lộ 21 đến ngã
tư Thịnh Hải và đoạn từ cuối đường Tân Hải ra đê biển tuyến 1 của dự án
di dân, giá trị đầu tư trên 15 tỷ đồng; tiến hành vá láng nhựa đường
trục thị trấn dài 1.390m, tổng trị giá 687 triệu đồng; thi công đường đê
bắc từ giáp xã Hải Hòa đến quốc lộ 21 với giá trị đầu tư hơn 3 tỷ đồng…
Sản xuất phát triển, hiện nay tổng giá
trị sản xuất mỗi năm của thị trấn đạt hơn 171 tỷ đồng, trong đó giá trị
CN-TTCN đạt 50,5 tỷ đồng, giá trị thu nhập từ dịch vụ - du lịch đạt 6,3
tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản 114,2 tỷ đồng, thu nhập
bình quân đạt hơn 10 triệu đồng/người/năm. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn
hóa xã hội của thị trấn tiếp tục được duy trì phát triển và nâng cao
chất lượng. Thị trấn có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường
THCS đều được xây cao tầng và đều được công nhận trường đạt chuẩn quốc
gia, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Ngoài nhà văn hóa trung tâm của thị
trấn, đến nay 100% các tổ dân phố đều có nhà văn hóa để sinh hoạt. Đội
ngũ cán bộ thị trấn ngày càng được nâng cao về chất lượng và trình độ.
Hệ thống các tổ chức chính trị phát triển vững mạnh. Đảng bộ, chính
quyền thị trấn đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền. Các
tổ chức đoàn thể chính trị của thị trấn hàng năm đều đạt danh hiệu tiên
tiến xuất sắc. Quốc phòng - an ninh trên địa bàn thị trấn được giữ vững.
Đồng chí Lê Công Sản, Chủ tịch UBND thị
trấn khẳng định: Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, cần cù,
sáng tạo trong lao động sản xuất của quê hương, Thị trấn Thịnh Long sẽ
phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2015, xây dựng Thị trấn Thịnh Long sớm trở thành đô thị ven
biển giàu đẹp, văn minh./.
Bài và ảnh: Phạm Quốc Tuấn
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012
Vui một tí!
'Cò' nhà đất
Con trai một tay "cò" nhà đất đi học xa. Một thời gian sau, cậu có người yêu và quyết định tiến đến hôn nhân. Khi gọi điện về nhà báo tin, ông bố hỏi dung nhan của con dâu tương lai, anh chàng đáp:
- Mặt tiền thoáng mát, đẹp, nội thất trang nhã, móng tốt, nở hậu, điện nước đầy đủ, mới xây chưa ở. Bố đồng ý chưa?
Con trai một tay "cò" nhà đất đi học xa. Một thời gian sau, cậu có người yêu và quyết định tiến đến hôn nhân. Khi gọi điện về nhà báo tin, ông bố hỏi dung nhan của con dâu tương lai, anh chàng đáp:
- Mặt tiền thoáng mát, đẹp, nội thất trang nhã, móng tốt, nở hậu, điện nước đầy đủ, mới xây chưa ở. Bố đồng ý chưa?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)